13/04/2005 06:43 GMT+7

Lý Quang Diệu: Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm chấn động thế giới

NGUYỄN THÀNH TUỆ (báo Liên Hợp Buổi Sáng, China News)
NGUYỄN THÀNH TUỆ (báo Liên Hợp Buổi Sáng, China News)

TT - Nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc (TQ) Ôn Gia Bảo, ông Lý Quang Diệu đã có bài phát biểu về tiềm năng của TQ và Ấn Độ tại Học viện Chính sách công cộng Lý Quang Diệu (Singapore).

zpSB2ffJ.jpgPhóng to
TT - Nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc (TQ) Ôn Gia Bảo, ông Lý Quang Diệu đã có bài phát biểu về tiềm năng của TQ và Ấn Độ tại Học viện Chính sách công cộng Lý Quang Diệu (Singapore).

Tuổi Trẻ trích dịch một số nội dung trong bài phát biểu đó.

Dân số TQ và Ấn Độ chiếm 1/3 dân số thế giới, hai nước này hiện có mức tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu: TQ 8-10%, Ấn Độ 6-7%.Kinh tế tư nhân của Ấn Độ sôi động hơn TQ nhiều. Doanh nghiệp tư nhân của Ấn Độ có thể tiếp cận đến trình độ thế giới. Ví dụ: Công ty dịch vụ tư vấn Tata, Công ty số liệu hệ thống khoa học kỹ thuật Infosys và Wipro.

Các công ty xuyên quốc gia của Ấn Độ bắt đầu mua các công ty nước ngoài trên địa bàn các quốc gia châu Âu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Ấn Độ tuân thủ các qui tắc kinh thương quốc tế; thu lợi cổ phần ở doanh nghiệp Ấn Độ cao hơn TQ, mức độ minh bạch trên thị trường tài chính cao.Cho dù đầu tư cho nghiên cứu khoa học của TQ hiện nay đứng thứ 3 thế giới nhưng TQ vẫn chưa hình thành được những doanh nghiệp tư nhân to lớn; hơn nữa, tình trạng gian lận thương mại của các doanh nghiệp TQ cũng khá nhiều.

Tại sao TQ chạy nhanh hơn?

Về vấn đề dân tộc, TQ tương đối đơn giản. 90% dân số là dân tộc Hán, cùng có nền văn hóa chung, sử dụng một thứ ngôn ngữ. Người TQ đoàn kết gắn với sứ mạng của dân tộc.Ấn Độ cũng có đến 1 tỉ dân nhưng có nhiều quần thể dân tộc với nhiều loại ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống khác nhau. Ấn Độ có 18 loại ngôn ngữ, 844 ngôn ngữ địa phương, sáu tôn giáo chủ yếu.

Ngày 11-4, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (phải) và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo đã ký tuyên bố chung, nhất trí thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Ấn Độ - TQ vì hòa bình và phát triển.

Tuyên bố chung nhấn mạnh rằng với vị thế là hai nước lớn trong số những nước đang phát triển, Ấn Độ và TQ nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trong quá trình thúc đẩy thiết lập một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới, cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á và trên toàn thế giới.

Năm 1990 Ấn Độ bắt đầu mở cửa. Mặc dù mở cửa chậm hơn nhưng thể chế pháp trị và dân chủ cố hữu của Ấn Độ có ưu thế lâu dài.TQ hiện nay đô thị hóa nhanh, kinh tế tăng trưởng tốc độ cao và cải cách chính trị tất yếu sẽ diễn ra.Về giáo dục, TQ thực hiện chính sách giáo dục toàn quốc làm cho nguồn tài nguyên về con người được phát triển đầy đủ. Năm 1999, 99% trẻ em TQ hoàn thành giáo dục tiểu học năm năm, con số này ở Ấn Độ khi đó chỉ đạt 53%.

Giáo dục Ấn Độ chưa phổ cập hóa, chênh lệch giáo dục giữa các khu vực của Ấn Độ lớn hơn TQ nhiều. Ví dụ bang Kerala của Ấn Độ tỉ lệ trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học đạt 90%, nhưng có bang thì chỉ 30%. Năm 2001, số người mù chữ của Ấn Độ chiếm 42%, ở TQ chỉ 14%.Sau khi Ấn Độ độc lập, có không ít trường đại học đạt trình độ cao, nhưng đến nay ngoài một số trường như Học viện Lý công, Học viện Quản lý... nhiều trường khác không duy trì được trình độ như ban đầu. Chiêu sinh vào đại học ở Ấn Độ vẫn chưa thoát được chế độ đẳng cấp xã hội hoặc dựa vào thế của các ông nghị để vào trường.Việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở cứng của TQ mạnh hơn Ấn Độ. Mạng đường bộ cao tốc của TQ dài 30.000km, gấp 9 lần Ấn Độ; tỉ lệ sử dụng điện thoại di động và điện thoại cố định trên 1.000 người TQ cao gấp 5 lần Ấn Độ. Hiện nay Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch xây dựng đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà máy phát điện... cùng với kế hoạch phát triển kinh tế.

Học tập lẫn nhau

TQ và Ấn Độ đang ra sức học tập lẫn nhau để bổ sung cho nhau. Hai nước tránh gia nhập các phe cánh đối lập, giữ thái độ vừa thân Mỹ vừa chống Mỹ. Người TQ đang nỗ lực học tiếng Anh, có thể họ sẽ đuổi kịp Ấn Độ nhưng không thể đào tạo được những nhân tài ngôn ngữ mũi nhọn như Ấn Độ. Về khoa học kỹ thuật, TQ đang theo sát bước đi của Ấn Độ và bắt đầu cung cấp các kỹ sư phần mềm cho các công ty xuyên quốc gia như Cisco...Về giá thành đầu tư TQ cao hơn Ấn Độ nhiều. Làm thế nào để dùng nguồn tài nguyên có hiệu quả, TQ cần học Ấn Độ.TQ muốn có được lĩnh vực dịch vụ như Ấn Độ. TQ đã tìm được một công ty Ấn Độ để huấn luyện cho 1.000 giám đốc khoa học phần mềm TQ ở TP Thâm Quyến về nghi thức, xã giao và kỹ xảo đàm phán; một công ty khoa học mũi nhọn của TQ đầu tư tại TP Bangalore của Ấn Độ để tiếp thu kỹ thuật phần mềm của Ấn Độ. TQ mong muốn sản phẩm phần mềm của nước họ ứng dụng cho nước ngoài đạt trình độ thế giới.Ấn Độ mong muốn việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành chế tạo được như TQ. Điểm nóng tăng trưởng của Ấn Độ tập trung vào lĩnh vực khoa học thông tin nhưng lĩnh vực này khó tạo được nhiều việc làm.TQ và Ấn Độ sẽ khởi động đàm phán xây dựng khối mậu dịch tự do, tin tưởng một số năm sau sẽ hoàn thành. Mối quan hệ kinh tế mật thiết giữa TQ và Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với thế giới, điều khẳng định là các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ thu lợi...

TQ và Ấn Độ sẽ làm chấn động thế giới.

NGUYỄN THÀNH TUỆ (báo Liên Hợp Buổi Sáng, China News)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên