![]() |
Những vết sẹo lưu niệm trên cây đa Tân Trào |
Đọc những câu trên, ai cũng nghĩ nếu nó không được “tầm chương trích cú” trong “Nhật ký sinh viên” thì cũng ở “Lưu bút tuổi hồng”. Nhưng không, oái oăm thay, tất cả được ghi trong sổ lưu niệm ở chùa chiền, đình miếu, danh lam thắng cảnh, nhà bảo tàng...
Ở cây đa Tân Trào, lần đầu tiên được tới thăm khu di tích này, ấn tượng mạnh trong tôi khi đứng dưới bóng cây đa lịch sử lại là những dòng chữ nhằng nhịt trên cây. Nào là “tập thể lớp 12A6 chiều thu....”; “mùa hè, mùa nắng, mùa xa vắng”...
Nhưng như thế vẫn chưa ấn tượng bằng: “nơi đây ông Nguyễn Văn Trung đã từng tới”; “nhóm ngũ hổ quái kiệt đã kết nghĩa huynh đệ tại đây...”... Vài năm trước, một cây đa đã bị đổ. Cây đa còn lại vẫn đang bị chạm khắc một cách “dã man” như thế...
Chùa chiền cũng không thoát, như chùa Bổ Đà - tọa lạc giữa một thung lũng thơ mộng bên con sông Cầu, địa phận xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được lối kiến trúc cổ kính.
Trên ngôi đền ở đỉnh núi, hàng cây dứa gai lá to như lưỡi đao cũng thành nơi gửi gắm những “thông điệp” chằng chịt: “Thu H. 16 tuổi Trường THPT HT(Bắc Ninh), email: becon_bn@...”, ...“hỏng thi, vì chữ quá li ti” (!). Chữ “chích” nhiều đến nỗi nhiều cây không sống nổi dù nhà chùa đề biển rành rành “không viết, khắc lên cây”.
Có người bảo hành động như thế là thiếu văn hóa, là bắn vào quá khứ, thậm chí là... mất định hướng, có lẽ hơi quá lời. Thật ra, đó chỉ là một sự nghịch ngợm kiểu học trò, một sự vô tâm thái quá. Nhưng chẳng thể bào chữa và cũng chẳng hay ho gì khi làm kẻ “đốt đền” để được lưu danh!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận