05/11/2010 08:10 GMT+7

Lũ gỗ ở Quảng Bình: Đừng vội vàng kêu ca

ĐÌNH TOÀN thực hiện
ĐÌNH TOÀN thực hiện

TT - Chúng tôi đưa một số hình ảnh về tình trạng gỗ lậu trôi trên sông Gianh hoặc lộ lên trên đường làng, ngõ xóm tại các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch cho chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình Phạm Hồng Thái xem.

Lũ gỗ ở Quảng Bình

WpglEzMR.jpgPhóng to
Nhiều phách gỗ to lẫn trong đám gỗ mục nằm ngổn ngang bên bờ nam sông Gianh, đoạn chảy qua huyện Quảng Trạch
acfHULhc.jpgPhóng to
Ông Phạm Hồng Thái

Thoạt đầu ông Thái nói:

- Ở huyện Tuyên Hóa, các anh cần có cái nhìn sâu hơn về dân sinh kinh tế - xã hội mới thấy cuộc chiến giữ rừng rất phức tạp. Đừng vội vàng kêu ca lắm hoặc nói quá nhiều vì nó thuộc về chính sách của Đảng và Nhà nước. Ví dụ lũ này làm giống hết, trâu bò hết, gạo cơm hết... thì lấy gì sống đối với những hộ dân từ thượng nguồn về đến dọc các triền sông huyện Tuyên Hóa. Đất Tuyên Hóa ngàn đời ni là rừng rú như vậy.

Về một số bức ảnh người dân mang cả cưa máy đi lấy gỗ sau cơn lũ, ông Thái nói:

- Cái này là củi. Chúng tôi đã có kế hoạch trước lũ, trong lũ cho các trạm (kiểm lâm) ngăn chặn từ đầu nguồn, có phương án sau lũ thì truy quét. Trong lũ những hình ảnh này tôi biết cả.

Sao lại có củi và “cục” (gỗ to - PV), là khi làm đường xuyên Á có một số (cây cối) tận thu, cưa cắt cành còn tồn tại, sau khi mưa lũ lên thì chảy về. Quá trình xây dựng thủy điện La Trọng (huyện Minh Hóa), người ta cũng bạt núi để làm, nên có một số gỗ tận thu, cành nhánh sau đó mưa lũ cũng làm trôi về.

* Nói như vậy thì việc khai thác gỗ lậu rừng đầu nguồn không có?

- Khai thác gỗ trái phép là có xảy ra nhưng mức độ nhỏ lẻ, chứ không phải nạn phá rừng ồ ạt như các tỉnh khác. Quảng Bình vừa rồi đã được bộ, Chính phủ khen về công tác quản lý - bảo vệ rừng. Độ che phủ rừng (Quảng Bình) đến bây giờ đứng thứ hai toàn quốc (với 67,6%), sau Đắk Lắk (số liệu này được công nhận năm 2009).

* Những hình ảnh gỗ lậu lộ lên sau lũ rất dễ thấy, có thể nói rất dễ bắt gặp trên đường?

- So với các tỉnh khác, việc gỗ trôi trong lũ tại Quảng Bình được hạn chế nhiều. Còn việc củi mục, cành cây khô trôi trong lũ, như tôi đã nói, là do quá trình thi công các công trình giao thông, thủy điện... có việc tận thu các gốc cây, cành, ngọn, số đó nằm trong các vực sâu sau đó có mưa lũ thì trôi về. Còn việc gỗ kết thành bè, mảng trôi về như thời gian trước cũng chẳng nhiều nhặn gì. Lũ thì lũ lịch sử, đến nhà cửa còn trôi nữa là...

Ngay sau đó chúng tôi đưa ra những hình ảnh khác, những phách gỗ, súc gỗ tươi không phải là cành, ngọn đã chụp được. Xem qua, ông Thái nói “số này không nhiều và chỉ nhỏ lẻ mà thôi”.

ĐÌNH TOÀN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên