24/08/2009 11:06 GMT+7

Loại bỏ ánh sáng lóe trong ảnh chụp

PHAN ANH (Theo Cambridgeincolor)
PHAN ANH (Theo Cambridgeincolor)

TTO - Đôi khi có những luồng ánh sáng như nắng mặt trời, ánh đèn lọt vào ống kính và làm xấu ảnh. Lúc này bạn cần hiểu cơ chế hoạt động của nó và cách chế ngự.

ld4T15nA.jpgPhóng to
Ánh sáng lóe trong bức ảnh
2zKGdqvu.jpgPhóng to
Mảng sáng mờ

Hình trên cho thấy một vệt sáng từ trên chiếu xuống do nắng mặt trời ở ngoài khung hình hắt vào. Nó có hình dạng của một vùng sáng đa giác (5-8 cạnh), bên cạnh các sọc sáng và làm giảm độ tương phản chung của bức ảnh. Hình đa giác đó có nhiều kích cỡ khác nhau và có thể to đến mức choán phần lớn ảnh.

Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Sự lóe sáng xảy ra khi ánh sáng không di chuyển thẳng theo hướng có chủ đích của người chụp mà phản chiếu lại ở bên trong các thành phần của ống kính trước khi đến cảm biến hoặc film.

7BqhspL3.jpgPhóng to

Các thành phần trong ống kính thường có lớp chống phản xạ để giảm thiểu sự lóe sáng, tuy nhiên, không phải ống nào cũng loại bỏ hiện tượng đó hoàn toàn. Các nguồn sáng vẫn phản chiếu một lượng nhỏ và ánh sáng được phản chiếu này sẽ hiện rõ thành vệt sáng mờ trong các vùng mà nó trở nên nổi bật với ánh sáng khúc xạ khác. Những đốm sáng lóe trong ảnh xuất hiện do ánh sáng phản xạ hắt ra khỏi lỗ mở ống kính (aperture), như hình ở trên.

ooWKK4nC.jpgPhóng to

Tuy nhiên, đốm sáng lóe chỉ xuất hiện khi nguồn sáng rất mạnh như nắng mặt trời gay gắt, nguồn sáng nhân tạo và thậm chí cả ánh trăng hôm rằm. Nhưng trong trường hợp có ánh sáng “đi lạc”, bức ảnh cũng sẽ có đốm sáng khó chịu.

Giải pháp đầu tiên là bạn sẽ cần đến loa cản sáng cho ống kính (lens hood). Hood này sẽ che các ánh sáng “đi lạc” đó khỏi góc ngắm và giảm thiểu hiện tượng đốm sáng. Chú ý hood có bề mặt bên trong phải hoàn toàn không phản xạ, không có chỗ nào bị trầy xước, bong tróc.

Thực tế, hầu hết các hood không vươn đủ xa để chặn ánh sáng thừa. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn dùng ống 35mm trên máy DSLR với hệ số thu nhỏ (crop factor), bởi các hood này được chế tạo cho góc nhìn rộng hơn. Hơn nữa, hood cho ống kính zoom chỉ được thiết kế để chặn ánh sáng thừa ở tiêu cự rộng nhất.

o9qJNXKX.jpgPhóng to

Hood hình cánh hoa thường bảo vệ tốt hơn loại hình tròn do hood này tính đến hệ số co (aspect ratio) của film hay cảm biến, do đó, góc nhìn rộng hơn so với loại tròn. Dân chơi “pro” còn dùng loại hood có thể chỉnh được theo tiêu cự.

yasvaXTn.jpgPhóng to
Đường đi của ánh sáng chuẩn và ánh sáng “lạc”

Cách khác để dùng ống 35mm và hood trên máy DSLR có crop factor là mua hood thay thế được. Ví dụ, tìm một hood thiết kế cho ống cho góc ngắm hẹp (nhưng phải vừa vặn với ống) như EW-83DII cho ống Canon 17-40 f4 thay vì mua loại đi kèm. Hood này hoạt động tốt với hệ số thu nhỏ 1,6x và 1,3x và được thiết kế phù hợp với góc ngắm của ống 24mm trên máy full-frame 35mm.

Mặc dù bảo vệ tốt hơn, nó cũng chỉ phù hợp với góc rộng nhất của một ống zoom. Hood lớn hơn sẽ tốt hơn, nhưng cần để ý một điều là không có biện pháp nào hoàn hảo tuyệt đối. Nhìn chung, ống tiêu cự cố định ít bị ảnh hưởng nhất, kế đó là ống góc rộng (vì được dự tính sẵn nên thiết kế tốt hơn) và ống zoom dễ gặp tình trạng này hơn cả.

Nhưng người chụp cũng có thể lợi dụng ánh sáng lóe cho khuôn hình đẹp hơn. Nhờ bố cục tốt, thứ ánh sáng chói chang có thể trở thành một phần của bức ảnh một cách nghệ thuật hơn. Bạn có thể đặt các đối tượng vào khung hình để chúng che một phần hoặc hoàn toàn nguồn sáng có thể gây ra tình trạng lóe sáng.

UTN4sPpN.jpgPhóng to
Đưa nguồn sáng vào thành một phần trong bố cục ảnh

Nhưng chú ý nếu nguồn sáng quá mạnh, người chụp cần dùng kính lọc để bảo vệ cảm biến (kính lọc cũng phải có lớp chống phản xạ tốt). Biện pháp an toàn là xoay người để nguồn sáng đó ở sau lưng, nhưng đánh đổi lại là bạn có thể mất đi một số bố cục đẹp.

PHAN ANH (Theo Cambridgeincolor)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên