Sốt đất thời gian qua càng khiến nhà ở ngày càng xa tầm tay người dân - Ảnh ĐĂNG NGUYÊN
8 dấu hiệu mà vị này nêu ra gồm: giao dịch, giá cả, số lượng các công trình khởi công, địa bàn triển khai tăng, chủ thể tham gia thị trường, quy mô, giá trị dự án, nguồn tiền vào các dự án bất động sản.
Theo ông Chung, cả 8 yếu tố này đều đang gia tăng, cho thấy nguy cơ về một đợt khủng hoảng.
"Chỉ còn 2 dấu hiệu nữa là thị trường sẽ chạm ảnh hưởng vào khủng hoảng 2008-2009. Đó là đầu tư công và nguồn vốn xây dựng nhà đất cũng tăng. Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm với các nhà đầu tư trong việc quyết định có nên mua hay không", ông nói.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng, thừa nhận có cơn sốt đất diễn ra ở một số khu vực trong những tháng đầu năm 2018 như tại vùng ven TP.HCM, sân bay Long Thành hay các khu vực được kỳ vọng trở thành đặc khu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng hiện trạng thị trường chưa đáng lo ngại lắm do thị trường chung đang ở giai đoạn hồi phục và có sự phát triển tốt trong khi các bộ ngành, địa phương đã có những chỉ đạo kịp thời trong việc ngăn chặn tình trạng sốt đất ảo do đầu cơ, thổi giá.
Trên thực tế, giá đất thời gian qua được đẩy lên quá cao khiến cho những người có nhu cầu mua nhà để ở ngày càng đuối sức trong việc tìm được một chỗ ở dù là ở ngoại thành.
Theo ông Sử Ngọc Khương, trong khi lãi suất ngân hàng của VN cao, thu nhập thấp, giá nhà đất cao nên bài toán mua nhà rất khó khăn.
"Chi phí tài chính cao nên sản phẩm căn hộ 1-2 tỉ đồng/căn trong 5-7 năm tới là rất khó dù quỹ đất còn nhiều, cơ sở hạ tầng tốt. Chưa tính tới lạm phát thì nhà ở ngày càng xa tầm tay người dân", ông Khương nói.
Cũng theo ông Khương, với các dự án bất động sản hiện nay, giá trị đất chiếm 40-60% cơ cấu một đơn vị nhà ở. Từ lúc xin được chủ trương dự án đến ra sản phẩm phải mất 3-5 năm là quá lâu.
Vì vậy, muốn có nhà với giá vừa phải cho người dân, chính quyền cần giải quyết được vấn đề này.
Về phía chính quyền, dù đã có nhiều biện pháp giảm nhiệt và kiểm soát chặt hơn cơn sốt đất tại TP.HCM, nhưng tới thời điểm này, phân khúc đất nền vẫn còn khá nóng.
Trong khi đó, giao dịch tại Phú Quốc đang có dấu hiệu chững lại sau khi chính quyền tạm dừng chuyển nhượng đất.
Ở một nơi khác đang trên đường thành đặc khu là Vân Đồn, thị trường đang trong tình trang nghe ngóng, chờ thời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận