26/01/2019 23:06 GMT+7

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm 'ông Táo'

THANH YẾN - NGUYỆT NHI
THANH YẾN - NGUYỆT NHI

TTO - Xóm Lò Gốm, Q.8, TP.HCM xưa vốn rất nhộn nhịp với hơn 20 hộ dân làm bếp lò và các đồ dùng bằng gốm dưới chân cầu Lò Gốm.

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 1.

Nhồi đất bằng tay trước khi nặn chân bếp để đất dẻo và mịn hơn - Ảnh: THANH YẾN

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 2.

Công đoạn đổ khuôn bếp là một trong những công đoạn nặng nhọc nhất. Trong hình ông Võ Thế Dũng, người ta thường gọi ông là Tư lò vì ông làm nghề này đã 40 năm - Ảnh: THANH YẾN

Giờ đây, cuộc sống ngày càng tiện nghi, bếp lò dần thay thế bởi bếp ga, bếp điện… khiến cho làng nghề càng thu hẹp. 

Nay chỉ còn cơ sở của ông Năm Tiếp nằm bên cầu Rạch Cây vẫn hoạt động hơn 40 năm nay. Ông Tạ Thành, 61 tuổi, thợ làm bếp lò tại đây đã có kinh nghiệm 15 năm trong nghề, chia sẻ: "Giờ già cả rồi không làm được việc gì nên làm cái nghề này. Chứ nghề này cực, suốt ngày với bùn đất, tụi trẻ có ai làm đâu. Sau này mấy người già chết, chắc nghề này cũng mất". 

Ông bảo trước đây, tại cơ sở này có 10 thợ, nhưng hiện giờ còn 6 thợ vì một số nghỉ do sức khỏe kém, lớp người trẻ thì không mặn mà với nghề nữa.

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 3.

Nghề làm bếp lò quanh năm chân tay bùn đất nên càng ngày nhiều người không còn mặn mà với nghề này nữa - Ảnh: THANH YẾN

Hiện nay, đầu ra của bếp lò chủ yếu được xuất đi các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, một số ít cho các huyện ở ngoại thành Sài Gòn như Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh… Mỗi bếp lò giá từ 30.000 - 100.000 đồng. 

Những ngày cuối năm nhu cầu của người sử dụng càng cao nhưng số lượng làm ra cũng không nhiều hơn được vì chỉ có bấy nhiêu người làm.

Dù bếp lò không được ưa chuộng như ngày trước và dần dần người ta không theo nghề này nữa, nhưng cũng chính vì thế mà mức cạnh tranh cho đầu ra sản phẩm không nhiều như trước khiến cho cơ sở ông vẫn hoạt động tới tận bây giờ.

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 4.

Bếp lò khi đã đổ khuôn thành hình sẽ được gọt đẽo để bỏ những chi tiết thừa, trông bếp lò gọn gàng và vuông vức hơn. Ông Tạ Thành (61 tuổi) với 14 năm là nghề nặn bếp lò - Ảnh: THANH YẾN

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 5.

Bếp lò sau khi được nặn chân bếp sẽ được chuyển đi tới nơi thợ gọt chân bếp để bếp trông đẹp và vuông vức hơn - Ảnh: NGUYỆT NHI

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 6.

Bếp lò cơ bản đã hoàn thành và hong khô từ 1 đến 2 ngày có thể cho vào lò nung - Ảnh: NGUYỆT NHI

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 7.

Nguyên liệu cho lò nung bằng trấu. Lò nung luôn phải có người túc trực thường xuyên để đảm bảo bếp đều lửa. Như vậy bếp thành phẩm mới đều màu và chất lượng hơn - Ảnh: THANH YẾN

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 8.

Bếp nung xong sẽ có màu đỏ gạch, được thợ lấy ra từ lò nung sau khi đã nguội - Ảnh: NGUYỆT NHI

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 9.

Công đoạn cuối là bọc bếp lò để bếp trông đẹp và chắc chắn hơn - Ảnh: THANH YẾN

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 10.

Bếp thành phẩm được chất lên xe tải chở đi tới các điểm tiểu thương bán lẻ vào những ngày cuối năm - Ảnh: NGUYỆT NHI

Lò gốm cuối cùng ở xóm Lò Gốm với nghề làm ông Táo - Ảnh 11.

Chị Hoàng Thị Miến (P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức) lựa bếp lò tại chợ Tam Bình (Q. Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: THANH YẾN


THANH YẾN - NGUYỆT NHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: ông Táo