Ấy vậy mà có người giàu tính hài hước theo trường phái bi quan lại khẳng định rằng nó mới xuất hiện trong thời đại chúng ta, nhằm nói đến tình hình… kê khai tài sản của cán bộ và công chức tham nhũng.
Phóng to |
Chủ trương kê khai tài sản cán bộ và công chức được thực hiện ở… cuối thế kỷ 20; dường như năm nào cũng khai, “mùa” nào cũng làm. Đại để, người nào được (bị) kê khai cũng sạch sẽ, gọn ghẽ hết ráo; tài sản nào mà họ có cũng rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ. Thế nhưng, khi họ ra tòa với tội danh tham nhũng thì mới lòi ra cả lò cả dọc những tài sản bất minh - những thứ họ “kiếm” được từ hành vi ăn của đút hoặc đục khoét của nhà nước.
Tại sao có tình trạng ấy? Cái gã giàu tính hài hước theo trường phái bi quan trên nhận định rằng hễ khi ông nhỏ khai thì ông lớn đọc. Ông lớn biết thằng này khai láo, khai gian nhưng bởi mình cũng có những tài sản bất minh như hắn nên không muốn làm căng. Ấy bởi vì dù không học Đạo đức kinh của Lão Tử nhưng lớn nhỏ đều hiểu rằng sự việc đi tới cùng thì biến hóa, sự việc đi tới cực điểm thì phản lại (Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản). Cho nên, tốt hơn hết là dĩ hòa vi quý. Hắn khai tầm bậy tầm bạ như vậy là đã được rồi, đừng chọc hắn phát khùng lên để tố mình cũng tầm bậy tầm bạ mà rách việc.
Từ một chủ trương đúng đắn, việc kê khai tài sản cán bộ và công chức được làm một cách hình thức chủ nghĩa. Chỉ đến khi ông nào đó bị khởi tố, truy tố với tội danh tham nhũng thì các cơ quan pháp luật mới đọc được những bản kê khai tài sản láo toét kia. Cái quy trình đó kêu bằng là kết luận tham nhũng trước rồi mới xem bản kê khai tài sản sau. Lúc bấy giờ, cái thúng bao che không úp được con voi tham nhũng nữa. Cho nên mới có chuyện úp đằng trước lòi đằng sau là vậy.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Phí Ngọc Tuyển - phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng Thanh tra chính phủ, cho biết nghị định minh bạch tài sản cán bộ, công chức vừa ban hành có nhiều điểm mới. Đó là từ nay, pháp luật sẽ xem bản kê khai tài sản trước rồi mới kết luận có (hoặc không có) tham nhũng sau.
Những đơn vị nào được xem bản kê khai tài sản của cán bộ và công chức? Ấy là các cơ quan làm công tác phát hiện tham nhũng như kiểm toán, thanh tra, kiểm tra Đảng, cảnh sát điều tra. Họ được giao nhiệm vụ khai thác các bản kê khai tài sản trước rồi đối chiếu với tài sản thực có của cán bộ và công chức để kết luận có (hay không) hành vi tham nhũng sau.
Xưa nay, báo chí đã làm khá tốt vai trò giám sát tham nhũng. Thế nhưng, vai trò giám sát của nhân dân vốn đông đảo và tương đối khách quan thì mỏng như lá lúa và bị xem nhẹ. Không việc gì có thể giấu được tai mắt của nhân dân. Chính báo chí đã dựa vào kênh giám sát này mà phát hiện phần lớn những vụ tham nhũng. Vụ quan huyện bán đất giá rẻ cho… con trai mới học trung học cơ sở, vụ quan tỉnh nhờ em rể đứng tên làm trang trại nuôi thú quý hiếm xem chơi đều là do nhân dân phát hiện và cung cấp.
Cho nên, sẽ không công bằng lắm khi nhân dân sống trong địa phương mà không được biết cán bộ và công chức của địa phương mình kê khai tài sản thế nào. Điều buồn cười là nhân dân đều có thể tìm hiểu và biết tổng thống của nước nào đó hàng năm thu nhập bao nhiêu mà lại hoàn toàn không biết ông cán bộ xây dựng của phường mình lãnh mỗi tháng bao nhiêu tiền lương. Nghĩa là chuyện xa xăm thì người ta biết huỵch toẹt còn chuyện gần xịt thì người ta hổng biết vì bản kê khai tài sản được xem là tài liệu bí mật.
Nhân dân đóng thuế mới có tiền trả lương cho cán bộ và công chức. Nhân dân đóng thuế mới có nguồn công quỹ để từ đó ông Y bà X thực hiện hành vi đục khoét. Vì vậy, việc năm này, “mùa” nọ các địa phương cho cán bộ kê khai tài sản mà không công khai cho nhân dân được biết thì cũng là một chuyện… chưa sướng chút nào.
Tuổi Trẻ Cười số 480 ra ngày 01/08/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận