04/01/2006 04:37 GMT+7

"Lạnh lưng"

DUY VĂN
DUY VĂN

TT - Đầu năm 2006, Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko không có ngày nghỉ năm mới. Thay vào đó là những cuộc họp khẩn với nội các chính phủ và với một số đại sứ các nước để thảo luận vụ tranh chấp giá khí đốt Ukraine - Nga.

eetOZvJf.jpgPhóng to

Bản đồ đường ống trung chuyển khí đốt từ Nga đi Tây Âu trên lãnh thổ Ukraine - Ảnh: AFP

TT - Đầu năm 2006, Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko không có ngày nghỉ năm mới. Thay vào đó là những cuộc họp khẩn với nội các chính phủ và với một số đại sứ các nước để thảo luận vụ tranh chấp giá khí đốt Ukraine - Nga.

Cho đến nay, trên thương trường có vẻ như Ukraine chưa bị thua thiệt gì. Ngược lại, như tổ hợp Gazprom thừa nhận, họ đã phải bơm thêm 100 triệu m3 khí đốt để bù cho số khí đốt mà các nước đối tác Tây Âu nhận thiếu chỉ trong ngày 1-1, phí tổn lên tới 25 triệu USD.

Hơn thế nữa, phía Ukraine còn tung thêm một đòn với tuyên bố Nga đã không chịu trả phí trung chuyển khí đốt cho Ukraine ba ngày qua (điều Gazprom đã phủ nhận), và chính Ukraine, chứ không phải Nga, đã phải đứng ra bồi đắp phần phí trung chuyển này bằng nguồn khí dự trữ của mình để không ảnh hưởng tới hợp đồng trung chuyển!

Trên chính trường, Tổng thống Yushchenko cũng khéo léo quyền biến khi xoay chuyển việc Ukraine không chịu ký hợp đồng mua khí đốt theo giá thị trường (mà nước này chủ động đề xuất với Nga hồi tháng 3-2005 nhưng đến nay vẫn chưa thỏa thuận được mức giá) thành việc Ukraine "không đổi khí đốt lấy độc lập", một chiêu bài hẳn giúp khối ủng hộ ông thu phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội tháng ba tới.

Tuy nhiên, trong cuộc giằng co này đã xuất hiện những khe hở bất lợi có thể làm ông Yushchenko thấy "lạnh lưng". Đó là tuyên bố của tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy.

Hôm 2-1 ông đã khuyên hai nước Nga và Ukraine nên "chấp nhận mua bán khí đốt theo giá thị trường để cải thiện hiệu quả kinh tế". Cùng lúc, thủ tướng Na Uy - nước xuất khẩu khí lớn nhất Tây Âu hiện nay - nhìn nhận Oslo không thể tăng khối lượng khí đốt xuất cho châu Âu theo sau tin các nước EU đang xoay sang Algeria và Na Uy tìm mua nguồn khí đốt thay thế.

Trong khi đó bộ trưởng năng lượng Áo - nước lệ thuộc 60% khí đốt nhập từ Nga - gửi thư tới Ukraine nhắc "trong lúc này việc giảm cung ứng năng lượng không chỉ là thiếu tiên liệu tình hình, mà còn có thể gây vấn đề cung cấp khí đốt cho Tây Âu".

Bức thư đã được các bộ trưởng năng lượng Pháp, Đức và Ý cùng ký để "tỏ tình đoàn kết". Vậy là đã rõ thái độ của khối EU mà Ukraine đang nôn nóng trở thành một thành viên.

Cũng đúng thôi, vì khi Nga và Ukraine bắt đầu "giao chiến" ngày 1-1 thì Áo, Hungary, Romania, Đức, Pháp, Slovakia... đều là nạn nhân vì không nhận đủ nguồn khí đốt. Tình thế khiến dù có muốn, họ cũng khó có thể giúp Ukraine.

Tờ Der Tagesspiegel (Đức) ngày 2-1 bình luận: "Một năm trước EU còn tích cực ủng hộ cách mạng cam và cuộc đoạn tuyệt của Ukraine khỏi nước Nga. Nay châu Âu chẳng thể làm được gì để giúp ban lãnh đạo mới của Ukraine. Rõ ràng là việc ủng hộ tự do và dân chủ đã chấm dứt ở nơi bắt đầu những lợi ích khí đốt riêng".

DUY VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên