22/05/2004 08:34 GMT+7

"Làm thử thì tốt, làm đồng loạt lại không tốt"

ĐẶNG ĐẠI thực hiện 










Ảnh: V.DũngÔng TRÁNG A PAO, chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội:
ĐẶNG ĐẠI thực hiện Ảnh: V.DũngÔng TRÁNG A PAO, chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội:

TT - Trong giờ giải lao của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ (phụ trách vấn đề di dân thủy điện Sơn La) đã nói chuyện rất lâu với bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng về tình hình di dân tái định cư cho 9 vạn dân thuộc công trình thủy điện Sơn La. Bên ngoài hành lang Quốc hội, ông bày tỏ với PV Tuổi Trẻ:

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn LÊ HUY NGỌ:

pEYkz84G.jpgPhóng to
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng (trái) trao đổi với Bộ trưởng Lê Huy Ngọ về tình hình di dân tái định cư 9 vạn dân trong công trình thủy điện Sơn La - Ảnh: Việt Dũng
TT - Trong giờ giải lao của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ (phụ trách vấn đề di dân thủy điện Sơn La) đã nói chuyện rất lâu với bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng về tình hình di dân tái định cư cho 9 vạn dân thuộc công trình thủy điện Sơn La. Bên ngoài hành lang Quốc hội, ông bày tỏ với PV Tuổi Trẻ:

- Tôi xin biểu dương các PV báo Tuổi Trẻ đã đến tận nơi để phản ánh đời sống người dân. Tôi đọc rất kỹ hai bài báo. Có nhiều thông tin từ báo giúp chúng tôi soát xét lại việc chăm lo tái định cư (TĐC) cho dân.

Hai điểm Sì Sa Phìn của Lai Châu và Tân Lập của Sơn La là hai điểm TĐC thí điểm. Vì sao phải thí điểm? Vì đây là một chương trình di dân TĐC rất lớn, tới 9 vạn dân. Chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta có một chương trình di dân TĐC lớn như vậy. Số bà con di dời cũng phải chịu hi sinh để cả nước có công trình thủy điện Sơn La. Vì thế chúng tôi đã bàn tới bàn lui rất nhiều lần. Nguyên tắc lớn nhất là làm sao để bà con có cuộc sống tốt hơn, bao gồm điều kiện sinh sống, nhà cửa, ruộng đất.

Có ba hình thức di dân: tập trung (như khu TĐC Tân Lập), xen ghép (ghép dân cư di dời với các khu dân cư hiện có), tự do lựa chọn điểm định cư. Người dân lựa chọn ba hình thức này đều được mức hỗ trợ như nhau. Qua thí điểm, tinh thần là tạo cho bà con một nơi ở mới tập trung, có điều kiện đưa nước, điện, điều kiện sinh hoạt văn hóa... Lúc đầu cũng nghiên cứu hình thái đời sống các bản làng ở Sơn La, thấy bình quân có 140 - 180 hộ dân, rồi đo diện tích bản, diện tích nhà để áp vào mô hình thí điểm. Vì vậy mới có tới tám mô hình nhà cửa. Sau đó dựng nhà lên, mời bà con tới sống thử.

Đúng là bây giờ mới thấy chất lượng có vấn đề chứ lúc đầu mới tới ở bà con thích lắm. Nhưng quá trình sống mới nảy sinh chuyện này: Ở tập trung như vậy không phù hợp với tâm lý, văn hóa bà con. Thứ hai, vật liệu xây cất không phù hợp. Thứ ba, quan trọng là cái nhà đó không có vườn, trong khi tập tục sống của bà con là gắn bó với đất, với vườn, với thiên nhiên. Nhận thấy điều này nên chúng tôi đang rút kinh nghiệm để xây dựng mô hình TĐC mới cho tốt hơn.

* Vậy các khu TĐC mới sẽ khác như thế nào, thưa bộ trưởng?

- Sẽ tính toán nhà cửa nên làm như thế nào, diện tích bao nhiêu, mật độ dân cư thế nào là vừa... Trong đó, quan trọng nhất là đất vườn bao nhiêu để bà con có đất sản xuất, gắn nhà với vườn, với nương rẫy. Ba yếu tố này phải là một chứ không phải lo cái nhà không. Chúng tôi cũng đề nghị Chính phủ ban hành một chính sách mới cho đối tượng bà con di dân TĐC sắp tới.

* Chính sách mới này khác gì với chính sách hiện nay?

- Mức hỗ trợ cũng tương đương như trợ cấp gạo ba năm đầu, các phụ cấp khác về y tế, dầu thắp, chi phí vận chuyển. Cái quan trọng là nhà ở và đất vườn. Tôi tin là với một mô hình mới được rút kinh nghiệm, một chính sách mới được Chính phủ ban hành sẽ tốt hơn. Đồng thời qua phát hiện của báo, chúng tôi sẽ tổ chức lại các ban dự án.

* Bộ trưởng có được báo cáo về tình hình đời sống của dân, chất lượng nhà ở, bế tắc trong sản xuất... ở các điểm TĐC như Tân Lập chưa?

- Có đấy. Nhưng khổ là khi làm thử, làm từng cái nhà thì tốt lắm. Thế nhưng khi làm đồng loạt thì lại không tốt. Hi vọng là thấy được cái dở rồi rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Về nhà vẫn phải kết hợp các loại vật liệu chứ không thể làm nhà gỗ được. Gỗ nếu có thì chỉ sử dụng vật liệu nhà cũ của bà con chứ không có gỗ mới. Ở Tuyên Quang làm rất tốt mô hình này. Một căn nhà trị giá 100 triệu đồng, bà con làm hết 70 triệu, còn 30 triệu thì mua trâu, bò.

* Thưa bộ trưởng, bà con TĐC ở Tân Lập cũng đang khổ sở về cây chè chết, bò sữa chờ hoài vẫn chưa có?

- Đúng là tiến độ không ăn khớp. Tính là vậy nhưng không như ý. Chúng tôi đang rút kinh nghiệm không chỉ ở một điểm này mà cả trên diện rộng các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang.

ĐẶNG ĐẠI thực hiện

NzRVm7Xt.jpgPhóng toẢnh: V.DũngÔng TRÁNG A PAO, chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội:

Hội đồng Dân tộc sẽ đi giám sát Hội đồng Dân tộc sắp tới sẽ đi giám sát và xem xét lại những việc này, đồng thời có kiến nghị cụ thể với tỉnh.

Bây giờ đồng bào chuyển đến nơi mới chưa có ruộng nên có thể người ta quay lại chỗ cũ, mỗi gia đình để lại một hai người tận dụng ruộng đất để sản xuất. Thời gian ngắn một vài tháng đến một năm thì có thể có lý, nhưng về lâu dài thì không thể như thế được.

Chính phủ vừa có quyết định mới về hỗ trợ làm nhà, hỗ trợ lương thực. Tuần vừa rồi mới có chính sách này, có lẽ chưa triển khai ngay được. Tới đây chúng tôi sẽ giám sát cụ thể thêm vì khu tái định cư cũng là vùng đồng bào dân tộc, rồi sau đó mới đưa ra các kiến nghị được.

ĐẶNG ĐẠI thực hiện Ảnh: V.DũngÔng TRÁNG A PAO, chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội:
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên