Phóng to |
Sinh viên làm thêm thời vụ tại siêu thị Co.op Mart Nguyễn Kiệm (TP.HCM). Sinh viên cần sắp xếp thời gian làm hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học |
Cuộc sống xa nhà khiến sinh viên phải “cân đo đong đếm” nhiều thứ. Nhiều bạn muốn vừa đi học, vừa đi làm để kiếm thêm tiền bổ sung vào “lương tháng” ít ỏi từ “học bổng u ta chi”. Đáng tiếc, vẫn có sinh viên bị hấp dẫn bởi những đồng tiền kiếm được mà quên nhiệm vụ chính của mình ở giảng đường.
Bị đình chỉ học
“Đối với một sinh viên thì công việc quan trọng nhất chính là học tập, nên dù mục đích của việc làm thêm, sinh hoạt Đoàn - Hội của bạn lớn hay quan trọng như thế nào thì bạn cũng không nên quên mục tiêu quan trọng này” |
Tương tự, bạn P.Đ.T., sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng ngậm ngùi: “Nhiều hôm đi làm không nghỉ được nên mình phải bỏ học một số môn. Hiện mình đã bị kỷ luật, đình chỉ học một năm do nghỉ học quá nhiều và không làm bài tập đầy đủ. Giờ nghĩ lại thấy hối hận vô cùng”. Hay như bạn L.H.T. (sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM), bạn L.T.D. (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cũng từng rơi vào “vòng xoáy” của việc làm thêm mà bỏ bê việc học.
Đó là chưa kể nhiều sinh viên đi làm thêm bị hấp dẫn với những “mức lương trên mây”, những lời hứa hẹn ngọt ngào vô căn cứ mà rơi vào các công ty ma, những chiêu trò bán hàng đa cấp để rồi tiền mất tật mang.
Để làm thêm “thông thái”
Làm thêm bao nhiêu là vừa? Sinh viên hiện đại là sinh viên biết sắp xếp thời khóa biểu học tập và sinh hoạt của mình một cách thông minh để có thể làm mọi việc tốt nhất có thể. Theo cô Thủy, nên chia thời gian biểu học tập, sinh hoạt hợp lý và theo từng giai đoạn để không bị quá tải và stress: giai đoạn học và thi cao điểm: 80 - 100% cho việc học, 20% hoặc không tham gia việc làm thêm hay sinh hoạt; giai đoạn học thường: 50 - 80% cho việc học, 20 - 50% làm thêm, hoạt động; giai đoạn nghỉ lễ, hè: hoạt động tình nguyện và làm thêm. |
Theo cô Thanh Thủy, việc làm thêm của sinh viên có thể tóm lại trong hai mục đích lớn: khó khăn về kinh tế và trải nghiệm. Cô Thủy nói: “Nếu thật sự khó khăn về kinh tế thì nên lựa chọn những công việc có tính lâu dài, chiến lược, phù hợp, môi trường văn minh và chủ động thời gian học (dạy kèm, nghiên cứu thị trường, phục vụ nhà hàng, quán ăn, cà phê, nhân viên bán hàng...). Tránh cạm bẫy của những việc làm nhiều tiền nhưng không tốt và dễ sinh ra tệ nạn (bán hàng đa cấp, phục vụ bar...).
Làm thêm để trải nghiệm nên lựa chọn công việc theo từng giai đoạn, có thể lựa chọn những ngành nghề phù hợp với ngành học của mình hoặc những công việc khác nhau để có thể biết được nhiều lĩnh vực, có cái nhìn thực tế áp dụng vào công việc sau này. Hành trình là sinh viên tuy dài nhưng trôi qua rất mau, vì vậy bạn cần học hết mình, chơi hết mình và sống hết mình để những trải nghiệm đó sẽ là hành trang kiến thức và mang đến những người bạn, đồng nghiệp và đối tác tốt sau này”.
Ngoài ra, cô Thanh Thủy cũng đưa ra lời khuyên sinh viên nên tập thói quen ghi chép và chịu khó quan sát mọi việc xung quanh để có tầm nhìn rộng hơn, học được những điều hay để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức công việc, học tập. “Tham gia hoạt động phong trào, làm thêm để có những bổ trợ thích hợp cho việc học và sinh hoạt. Nếu bạn từng đi làm thêm là công việc dạy kèm thì việc tham gia các hoạt động tình nguyện sẽ trở nên dễ dàng hơn: có kỹ năng dạy học cho các em nhỏ. Và ngược lại, khi tham gia các hoạt động chăm lo cho các em ở mái ấm nhà mở, chiến dịch Mùa hè xanh ở những vùng sâu thì công việc dạy kèm cho các em sẽ thú vị hơn. Bạn sẽ không cảm thấy khó khăn khi truyền đạt, bạn biết chịu khó lắng nghe và công việc sẽ trở nên thú vị hơn” - cô Thanh Thủy chia sẻ.
Trong khi đó, TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng làm thêm là nhu cầu rất lớn của học sinh, sinh viên. Ngoài việc có thêm thu nhập trang trải cho việc học, sinh viên cần làm thêm để tăng trải nghiệm cho cuộc sống, hỗ trợ tương lai. Như vậy, ra trường sinh viên sẽ có ngay kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, theo thầy Lý, sinh viên phải cân nhắc về sức học, vì nó là vấn đề chính và sắp xếp thời gian hợp lý. Nếu việc làm thêm gắn với chuyên môn thì sẽ rất tốt. “Phải xác định việc học là chính, ưu tiên số một, phải học trước đã. Phải có kiến thức cơ bản thì mới có thể làm việc tốt và vững bền được” - TS Lý kết luận.
Áo Trắng số 2 ra ngày 15/1/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận