13/02/2020 08:27 GMT+7

Làm nhà máy điện trên tàu, sà lan để cấp điện cho miền Nam?

N.AN
N.AN

TTO - Việt Nam có thể sẽ thuê tàu, sà lan dùng làm nhà máy điện nổi để cung cấp điện trong nếu các dự án nhiệt điện phía Nam vẫn tiếp tục chậm tiến độ như vừa qua.

Làm nhà máy điện trên tàu, sà lan để cấp điện cho miền Nam? - Ảnh 1.

Việt Nam mới chỉ đang xây dựng một số nhà máy điện mặt trời nổi - Ảnh: EVN

Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong thông tin báo chí của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện trong thời gian tới.

Theo đó, báo cáo nêu thực trạng phát triển các nguồn và lưới điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh. Với 62 dự án nguồn điện lớn có công suất trên 200 MW thì chỉ 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến.

Ngoài những bất cập về thủ tục đầu tư qua nhiều bước thì khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng... Nổi bật là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, bồi thường giải phóng mặt bằng tại các thành phố lớn.

Trong số đó, một số công trình vướng mắc như đường dây 220kV đấu nối sau các trạm 500kV Phố Nối, Việt Trì, Lưu Xá; dự án: TBA 220kV Nghĩa Lộ và ĐD 220kV Nghĩa Lộ - 500kV Việt Trì, ĐD 220kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ, Nha Trang – Tháp Chàm,...) cũng như nguồn điện BOT bị chậm tiến độ...

Để đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung ứng điện trong một vài năm tới đây, Ban chỉ đạo báo cáo đặt mục tiêu đến năm 2025 hệ thống điện toàn quốc phải có gần 1.4500 MWp điện mặt trời và khoảng 6.000 MW điện gió.

Trong nhiều phương án được đề xuất, đáng chú ý là giải pháp xem xét khả năng thuê tàu, sà lan/nhà máy điện nổi để cung cấp điện trong nếu các dự án nhiệt điện phía Nam vẫn tiếp tục chậm tiến độ như vừa qua.

Với thời gian giao hàng ngắn, theo hợp đồng từ 3 đến 10 năm và dải công suất dao động trong khoảng 30-620 MW. Đây là giải pháp ngắn hạn và trung hạn tương đối hiệu quả cho các quốc gia có nhu cấp điện khẩn cấp.

Bên cạnh đó là việc tập trung đôn đốc chủ đầu tư sớm đưa các công trình nguồn/lưới điện đi vào vận hành, tăng khả năng cấp điện và giải tỏa công suất. Tạo thuận lợi cho các dự án điện mặt trời, điện gió đã có trong quy hoạch vào vận hành đúng tiến độ, gắn với giải tỏa công suất.

Ban chỉ đạo cũng đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ ngành liên quan và các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; Thủ tướng sớm phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.

Đối với phần kiến nghị gửi Bộ Công thương, báo cáo cũng đề nghị xem xét phân cấp cho các Tập đoàn EVN, PVN, TKV chủ động thực kiện các bước thiết kế của một số công trình hoặc hạng mục dự án trong phạm vi thẩm quyền để đấy nhanh tiến độ các dự án. Kiến nghị các địa phương giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án cấp bách.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:  Không để thiếu điện là mệnh lệnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để thiếu điện là mệnh lệnh

TTO - EVN đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện nhưng Thủ tướng chưa yên tâm, tháo gỡ cơ chế, nhập khẩu điện, xã hội hóa đầu tư nguồn và lưới truyền tải để tiến tới tự chủ, tự cường, nhất là về điện.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên