![]() |
Một căn nhà của nông dân giữa cánh đồng mùa lũ (ảnh chụp ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An trong cơn lũ lớn năm 2005) - Ảnh: N.C.T. |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Người nông dân gửi thư cho Thủ tướngMột phác họa chân thật về tình cảnh nông dân
Thật ra đây không phải là chuyện mới, bởi bao lâu nay người nông dân đã khó khổ đến mức không chỉ họ mà cả người ngoài khu vực nông nghiệp cũng đều coi đây là chuyện "biết rồi, không cần nói nữa". Mọi người có tâm trạng này là do mặc dù Nhà nước đã ra nhiều chính sách nhằm giúp người nông dân bớt cơ cực và sớm thoát nghèo, nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Đã vậy, tình trạng càng trở nên bi thiết khi sự phân hóa giàu nghèo, cách biệt giữa thành thị và nông thôn quá sức đậm nét và sâu sắc, rồi tác động của lạm phát, của giá cả leo thang.
Đã đến lúc phải đặt lại cán cân đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) thích đáng, hợp lý thay vì nhỏ giọt, cầm chừng, chiếu lệ so với những ưu tiên quá mức cho phố phường. Phải xác nhận rõ rằng đầu tư cho khu vực tam nông là cách hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước có hiệu quả cao.
Phải nhìn nhận bao lâu nay chính khu vực này đã góp phần tích cực vào tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa rất nhiều. Cứ lấy lực lượng trí thức trẻ từ khu vực tam nông cung ứng cho xã hội mấy năm lại đây thì thấy. Cần nghiên cứu sớm có qui chế trợ giá thích đáng cho nông dân với một số sản phẩm chủ yếu mà họ bán ra và mua vào. Sự hỗ trợ này một số quốc gia đã áp dụng, bước đầu tuy khó nhưng sẽ là phương cách tốt nhất giúp người nông dân an tâm sản xuất lâu dài, thoát nghèo và có cơ hội làm giàu khi gặp "chu kỳ” lên giá của những nông sản họ làm ra.
Một quĩ hỗ trợ phát triển khu vực tam nông từ đóng góp của khu vực công - thương nghiệp cũng nên được xúc tiến thành lập. Đây là sự đóng góp - nếu không nói là "chi trả” - công bằng vì những gì khu vực này đã góp phần cho giới công - thương. Các nhà máy, các khu công nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp vào quĩ này không phải chỉ vì những gì họ nhận được từ khu vực tam nông, mà còn vì những tác động bất lợi họ gây ra cho khu vực này.
Để bộ mặt khu vực tam nông sớm bớt hắt hiu, khổ nhọc, một cơ chế xúc tiến cho khu vực này nên sớm được đặt ra với một nội dung hoạt động sát sườn, cụ thể tựa như trong xúc tiến thương mại. Chính cơ sở chuyên trách này sẽ dò tìm năng lực, tiềm năng cũng như những khó khăn, bất cập, những yêu cầu, đề xuất của từng vùng để kịp thời có những giải pháp cụ thể nhằm phát huy được cơ hội, thế mạnh hay kiềm chế những sai lệch trong đầu tư, sản xuất ở các vùng.
Sự khó khổ kéo dài bao lâu nay của người nông dân còn có một phần trách nhiệm của cán bộ cơ sở. Cần, rất cần những cán bộ cơ sở có tâm, có trình độ, năng lực để đề xuất và thực thi những chính sách lo cho nông dân.
Tôi nghĩ đã đến lúc cần những hành động thực tế. Lâu nay chúng ta cứ nói "điện - đường - trường - trạm", sao không đưa ra những mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn như đến năm 2010 tất cả các xã vùng sâu vùng xa phải có ít nhất một trường tiểu học và một trạm y tế kiên cố, tất cả các trung tâm cụm xã (chứ không phải văn phòng UBND xã) đều có đường nhựa hoặc bêtông rộng tối thiểu 3m đi tới. Hãy tạo cho con em nông dân có điều kiện học tập và nông dân có điều kiện được chăm sóc y tế cần thiết (đây là cách tốt nhất giúp nông dân thoát nghèo thật sự) bao gồm bằng cả cơ sở vật chất và điều kiện sinh hoạt cho thầy cô giáo và nhân viên y tế. Hãy thực hiện nghĩa vụ luân chuyển bắt buộc phục vụ 1 - 2 năm đối với tất cả cán bộ giáo viên và nhân viên y tế tới các thôn bản, làng xã với những chế độ ưu đãi tùy theo điều kiện của mỗi địa phương... Tôi nghĩ Nhà nước nên tạm dừng những dự án chưa thật sự cấp bách và còn lâu mới có hiệu quả để tập trung làm tốt các mục tiêu trên giúp bà con nông dân. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận