![]() |
Do mẹ không biết tiếng Hàn nên các bé đến nay cũng không biết nói tiếng Hàn - Ảnh: Oanh K. |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Nếu phó thác số phận...
Bà hội trưởng Trung tâm Hỗ trợ lao động nước ngoài và phụ nữ di trú Caritas quận Namdong (Incheon) - xơ X. - cho rằng: nếu các cô dâu nước ngoài phó thác số phận mình vô điều kiện thì sẽ xảy ra nhiều bi kịch. Bà đưa ra một số nguyên nhân sau đây.
Thứ nhất, trong vấn đề này 50% là do lỗi của đàn ông Hàn Quốc. Những người lấy vợ nước ngoài qua các trung tâm môi giới phần lớn là người nghèo ở thành thị, đàn ông nông thôn, những người đàn ông nhiều tuổi không lấy được vợ Hàn. Họ chỉ biết về người vợ tương lai của mình qua các trung tâm môi giới và người thông dịch. Có nhiều người muốn nói rõ hoàn cảnh của mình cho đối tượng mình muốn cưới về làm vợ, song các trung tâm môi giới và người thông dịch muốn làm mối cho xong chuyện và mong kiếm tiền nhanh nhất nên đã không cho các cô dâu biết đầy đủ thông tin của các ông chồng Hàn. Chính vì vậy khi sang đến Hàn Quốc, nhiều cô gái Việt thường vỡ mộng, thấy rằng mọi thứ không như mình mong muốn.
Thêm nữa, nhiều đàn ông Hàn Quốc đã có tuổi, lại lấy vợ trẻ nên thường có tâm trạng lo lắng vợ sẽ bỏ trốn, chính vì vậy chỉ muốn giữ vợ ở nhà, không cho ra ngoài giao tiếp với người khác, lại càng không muốn cho đi học tiếng Hàn. Phụ nữ VN khi bị bó buộc ở nhà như vậy thường cảm thấy bức xúc, lại không có tiền để tiêu xài, vậy là bỏ trốn ra ngoài để đi làm kiếm tiền, không muốn bị phụ thuộc.
Thứ hai, phụ nữ Hàn Quốc sau khi lấy chồng thường ở nhà sinh con, học nấu nướng, làm các công việc nội trợ để chồng có thể yên tâm đi làm. Tuy nhiên, nhiều cô dâu nước ngoài lại không như vậy, nhiều cô đã không ý thức được điều đó là quan trọng mà chỉ mong muốn kiếm tiền để gửi về nhà giúp bố mẹ ở VN. Chính vì vậy mới chân ướt chân ráo sang Hàn Quốc được vài tháng là một số cô đã đòi tiền chồng để gửi về gia đình. Đòi hỏi này khiến các ông chồng Hàn Quốc không thể chịu được.
Thông thường các ông chồng nghĩ rằng cưới vợ về để mong có được một mái ấm gia đình có vợ con bên cạnh, đi làm về có vợ lo lắng. Nhiều cô dâu Việt lại cho rằng lo cho gia đình riêng của mình sau, còn trước tiên phải làm sao để có tiền gửi về VN. Bà hội trưởng đơn cử như ở trung tâm của bà, lúc đầu số người đăng ký nhập học rất đông, nhưng chỉ được một học kỳ là số lượng học viên rơi rụng hết cả. Bà nói: "Các cô gái đi làm hết rồi, không ai muốn học hành cả”.
Để khắc phục được tình trạng này, xơ X.nói: "Các cô gái Việt không nên gật đầu vô điều kiện trước câu hỏi của đàn ông Hàn rằng: Có muốn về làm vợ tôi không? Các cô có thể từ chối những người mà mình không ưa có thể do người đó quá nhiều tuổi hoặc bị dị tật. Các cô đừng phó thác số phận mình một cách vô điều kiện chỉ mong được sang Hàn".
Và một thế hệ con lai
Một người đàn ông Hàn Quốc đã gần 50 tuổi sống tại Pyongchang Kangwondo, có một đời vợ và hai con trai đã lớn. Thế là ông đi bước nữa với một cô gái VN dễ thương quê ở miền Tây. Cưới về, cô sinh cho ông một cô công chúa và một chàng hoàng tử cũng dễ thương. Khổ nỗi chúng suốt ngày ốm đau quặt quẹo, đứa con lớn chưa khỏi đứa con thứ hai đã đi bệnh viện. Vậy là ông suốt ngày chạy quanh giữa công ty - nhà - bệnh viện chăm vợ đẻ con ốm. Cả hai đứa đều không chịu ăn nếu không phải do mẹ đút.
Ở nhà thì không có bạn chơi, mẹ chúng lại không biết nhiều tiếng Hàn để dạy, vậy là thành ra ít nói, chỉ nói được "bố ơi", "mẹ ơi" và "không thích". Biết chúng tôi là người Việt, có lần ông tâm sự: "Tôi phát điên lên được". Rồi ông nói: "Phụ nữ VN lấy chồng Hàn muốn được như phụ nữ Hàn thì chưa thể được. Con cái hay ốm đau, hay khóc lóc, mẹ lại không biết tiếng để dạy con nên bao giờ con cũng chậm hơn so với trẻ em Hàn cùng lứa tuổi".
Xơ X. cho biết vấn đề chính của các trẻ em lai là nhiều bà mẹ không biết tiếng Hàn nên không dạy con học được. Hơn nữa các cặp vợ chồng kết hôn quốc tế thường đi làm, cả hai vợ chồng không có thời gian chăm sóc dạy dỗ con cái, nhiều em có bố mẹ mà chẳng khác nào trẻ mồ côi.
Trong khi đó, xã hội Hàn Quốc rất coi trọng sự giáo dục của người mẹ đối với con cái. Sự trưởng thành của con cái phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Nhiều bà mẹ nước ngoài thường chưa làm được điều đó, nhất là một khi phần lớn các cô dâu nước ngoài chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền mà không nghĩ đến việc chăm lo nhiều cho con cái của mình. Bởi vậy, một số trung tâm hỗ trợ người nước ngoài đã tiếp nhận dạy dỗ và chăm sóc các con lai. Một số cháu bé sau khi đi học ở lớp thì được đưa đến trung tâm để các bà xơ làm từ thiện có thể dạy dỗ, bảo ban thêm: xem bài vở và dạy dỗ chúng học, làm bài tập thay bố mẹ chúng... Tại Trung tâm Caritas lúc nào cũng có 5-6 cháu là trẻ em lai đến học tập. Theo bà hội trưởng, các em nói tiếng Hàn giỏi, nhưng bài vở sau khi đi học ở lớp về nhà do không được bố mẹ kèm cặp, kết quả học tập ở lớp cũng không được tốt như các bạn khác.
"Một trường hợp tốt lành"
May mắn cho Trang, những người con dâu khác trong gia đình họ Hong và mẹ chồng là người tử tế nên họ nhanh chóng nhìn ra vấn đề và mở lòng mình ra với cô con dâu Việt. Về phần Trang, cô đã nỗ lực hết mình học văn hóa Hàn như đi học tiếng, học nấu ăn món Hàn mỗi ngày và chẳng những thế còn nấu rất ngon. Bây giờ, mẹ chồng Lee Mal Soon nói với nhà báo rằng họ "hạnh phúc có được một người con dâu như Trang". Nhưng Korea Herald cũng thừa nhận "đây chỉ là một trong những trường hợp tốt lành hiếm hoi về cô dâu nước ngoài và gia đình Hàn Quốc có được quan hệ thuận hòa với nhau". |
Sau nhiều lần xô xát với chồng, cô rút ra một điều: Cũng giống như ở VN, vợ chồng xô xát là chuyện thường và quan trọng là phải biết "cơm sôi bớt lửa".
Kỳ tới:Hạnh phúc không đến ngẫu nhiên
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận