Phóng to |
Tàu hải quân Indonesia tuần tra trên biển Malacca - Ảnh: CNA |
Đây được xem là một cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ an ninh cho eo biển Malacca, vùng biển tiếp nhận 10 triệu thùng dầu thô được chuyên chở mỗi ngày.
Theo thỏa thuận, hải quân các nước sẽ truy đuổi các tàu của hải tặc nếu phát hiện được, đồng thời báo ngay lập tức cho hải quân của hai nước kia.
Được biết từ năm 2004, tàu hải quân của Singapore, Indonesia và Malaysia đã bắt đầu hiện diện trên vùng biển này cùng việc triển khai các máy bay trinh sát. Nhờ đó, các vụ cướp biển đã giảm được từ hai phần ba so với trước đây. Ba nước trên cũng đã bày tỏ hi vọng Thái Lan sẽ tham gia vào công tác tuần tra chung trong tương lai.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Vận tải Singapore thông báo 16 nước châu Á sẽ thành lập Trung tâm thông tin chống cướp biển ở châu Á, và sẽ đi vào hoạt động vào tháng mười hai tới. Thỏa thuận về thành lập trung tâm có kinh phí hoạt động 617.000 USD này được Singapore ký với Công ty phát triển hệ thống ST Electronic.
Nhiệm vụ của trung tâm là thu thập và chia sẻ thông tin chống cướp biển giữa 16 nước châu Á tham gia Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp biển có vũ trang nhằm vào các tàu ở châu Á (ReCAAP). Đây sẽ là cơ quan hợp tác khu vực đầu tiên chống cướp biển hoạt động thường trực 24/24 giờ nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu vận tải đường biển.
Trong khi đó, hải quân Indonesia đang có kế hoạch bổ sung một số tàu ngầm mới vào đội tàu ngầm hai chiếc hiện nay, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu và bảo vệ các vùng biển. Tư lệnh hải quân Indonesia, đô đốc Slamet Soebijanto, cho rằng do điều kiện các vùng biển của Indonesia, quân chủng hải quân cần phải có tối thiểu 12 tàu ngầm, so với mục tiêu đề ra là 16 tàu ngầm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận