29/08/2017 15:27 GMT+7

​Kim tiền thảo trị bệnh đường tiết niệu

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Nông
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Nông

Kim tiền thảo có tên khoa học là Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr, thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae).

Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng… là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo. Kim tiền thảo mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, hiện nay được trồng ở nhiều địa phương. Khi thu hái, cần tránh nhầm lẫn với cây (L.) DC., còn gọi là cây thóc lép, Desmodium triquetrum cùng chi Desmodium, có hình dánh bên ngoài gần giống với kim tiền thảo.

Kim tiền thảo được dùng trong các trường hợp:

- Viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp như viêm thận cấp, viêm bàng quang cấp (bàng quang thấp nhiệt), viêm niệu đạo nói chung, dẫn đến tiểu đỏ, tiểu buốt, dắt, nước tiểu ít, tiểu ra máu, tiểu ra dưỡng chấp… Có thể dùng riêng kim tiền thảo, hoặc phối hợp với hoàng bá, tỳ giải, lô căn, xa tiền tử, xa tiền thảo, ngưu bàng tử, râu mèo, bạch mao căn… Nếu có xuất huyết, có thể gia trắc bách diệp thán, hòe mễ thán, địa du thán…

- Chữa sỏi ở hệ tiết niệu: Dùng khi hệ thống tiết niệu có sỏi, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang…; có thể dùng riêng kim tiền thảo dưới dạng thuốc sắc hoặc dưới dạng viên nén.

Các bài thuốc:

- Viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi: kim tiền thảo 30g, hạt mã đề (hoặc cây mã đề), dừa nước, kim ngân hoa mỗi thứ 15g. Sắc uống, trị.

- Sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, kèm táo bón: kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 15g, thanh bì, ô dược, đào nhân, mỗi thứ 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống.

- Sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu đục, tiểu buốt: kim tiền thảo 40g, xa tiền thảo, tỳ giải, mỗi thứ 20g, trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi thứ 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống.

- Ngoài ra, kim tiền thảo còn được dùng trong các trường hợp can đởm thấp nhiệt, như các bệnh viêm gan hoàng đản, viêm túi mật, các bệnh viêm gan virut hoặc các chứng sơ tiết mật bị trở ngại… có thể phối hợp với nhân trần, long đởm thảo, diệp hạ châu, chi tử…

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Nông
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Kim tiền thảo