Phóng to |
Nghệ sĩ Kim Ngọc - Ảnh: SonX |
Chị đã thổ lộ với Tuổi Trẻ về tác phẩm mới và tâm trạng trước ngày biểu diễn:
- Đây là sáng tạo mới nhất của Ngọc, được sáng tác và ra mắt tháng 4-2007 tại Hà Nội. Với tác phẩm này, lần đầu tiên Kim Ngọc sử dụng các hình ảnh video - được thực hiện bởi nghệ sĩ video-art người Canada Brian Ring - cùng với âm nhạc và các phương tiện thị giác vốn đã trở nên quen thuộc trong các music-theatre của Ngọc như: ánh sáng, tạo hình sân khấu, diễn biến sân khấu, liên kết và tương tác không gian để kết cấu nên tác phẩm. Như thường lệ, Ngọc cũng sẽ tự mình trình diễn và ngẫu hứng với giọng hát của chính mình.
* Hai buổi diễn tại Nhạc viện TP đồng nghĩa với việc chị sẽ phải thu hút được 800 khán giả. Chị có tự tin không khi tại TP.HCM mọi người vẫn chưa quen lắm với các loại hình nghệ thuật đương đại?
- Có thể nói TP.HCM là mảnh đất mới trong công việc của Ngọc. Vì vậy Ngọc khá hồi hộp. Tuy nhiên, Ngọc cho rằng việc khán giả chưa quen lắm với âm nhạc đương đại lại là một lợi thế cho Ngọc nói riêng và cho nghệ thuật đương đại VN nói chung. Tất cả mọi thứ đều đang bắt đầu hình thành. Khán giả dù chưa quen nhưng cũng rất tò mò và muốn thử tìm hiểu.
* Nhưng ít nhất mọi người cũng cần phải hiểu đôi nét về nghệ thuật đương đại với những thuật ngữ như music-performance-art hay music-theatre ?
Phóng to |
Ai đem con nhện giăng mùng - Ảnh: Đặng Hào |
Còn với music-theatre, khán giả phải xem hết tác phẩm và đôi khi phải xem đi xem lại vài lần mới tìm thấy thông điệp của tác phẩm. Tính trừu tượng, tượng trưng trong âm thanh và hình ảnh của music-theatre rất lớn nhằm đánh động ngũ quan của người thưởng thức, đánh thức càng nhiều giác quan của người thưởng thức càng tốt. Vì vậy, tùy thuộc văn hóa, vốn sống... mà mỗi người có những cảm nhận khác nhau về tác phẩm. Khán giả có thể băn khoăn, không diễn giải được tác phẩm nhưng vẫn có được những kết nối, liên tưởng khác nhau lẫn giống nhau tùy theo văn hóa, trình độ, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống.
* Nói đến trình diễn ngẫu hứng hay âm nhạc trình diễn là mọi người nghĩ ngay đến tính tương tác. Thế nhưng lần này chị lại chọn một sân khấu cao, xa với khán giả. Đã thế chị còn dùng các hiệu ứng video trên hai mặt của sân khấu và trình diễn trong một cái hộp tạo cảm giác không thật...
- Ngọc muốn mang đến một cái nhìn mới cho khán giả, đó là sự kéo dài và nhấn mạnh khoảng cách từ khán giả đến sân khấu cũng là một hình thức tương tác.
* Thế còn chủ đề của vở diễn?
- Phụ nữ và nỗi cô đơn của chính họ. Với Ngọc, sự cô đơn của người phụ nữ có những đặc trưng riêng mà qua đó người ta thấy rất rõ về tiến trình phát triển của một xã hội. Trong bối cảnh cái cũ chưa mất hết và cái mới đến dồn dập như hiện nay thì Ai đem con nhện giăng mùng - một câu ca cổ có trong nhiều loại hình nghệ thuật dân gian VN - đã khơi nguồn ở Ngọc những suy tưởng bất ổn nhất liên quan đến người phụ nữ.
Năm 2000, Kim Ngọc giới thiệu tại nhà sàn Đức một biểu diễn âm nhạc có hình thức lạ: Giấc mơ đứa bé lang thang. Lúc đó có người đã gọi đây là âm nhạc - trình diễn (music-performance-art). Riêng tạp chí Visiting Art của Anh cho rằng đó là một loại sân khấu ẩn dụ (figurative-theatre). Bây giờ Kim Ngọc gọi đó là music-theatre. Kim Ngọc từng học tại Nhạc viện Hà Nội các chuyên ngành: sáng tác, piano, đàn tranh và thanh nhạc. Năm 1994, chị đoạt giải nhì trong cuộc thi về sáng tác âm nhạc đương đại tại Paris. Từ 2001-2004, Kim Ngọc du học tại Đại học âm nhạc Cologne (CHLB Đức) chuyên ngành sáng tác và trình diễn ngẫu hứng với Johannes Fritsch, Stockhausen và Paulo Alvares. Từ đó, chị đã công diễn bốn tác phẩm music-theatre tại Đức và Mỹ, giành được khá nhiều sự quan tâm của khán giả. Sau khi biểu diễn tại TP.HCM, Kim Ngọc sẽ mang Ai đem con nhện giăng mùng tới Oslo (Na Uy) để tham gia Ultima Festival - Liên hoan âm nhạc đương đại thường niên lớn nhất tại khối Scandinavia - ngày 16-10. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận