Châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 78% số lượng gạo đã xuất, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Philippines mua nhiều gấp bốn lần. Số lượng gạo còn lại được tiêu thụ tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Trung Đông, trong đó vùng Trung Đông tăng 126%.
Đại diện Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, trong bối cảnh xuất khẩu gạo gặp khó khăn, đạt được kết quả trên là nhờ các tỉnh tăng cường tiếp thị tại thị trường Châu Á và Trung Đông, duy trì được thị trường Philipines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Cuba, khu vực châu Phi, Nga, Timoe Leste, Algeria, Hong Kong, Singapore, Haiti, Mexico và các nước Nam Mỹ.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức chăm sóc tốt vụ lúa Đông Xuân với sản lượng đạt 11 triệu tấn phục vụ chế biến xuất khẩu. Các tỉnh tổ chức mạng lưới thu gom tốt, nâng cấp kho bãi phù hợp với điều kiện sản xuất và vận chuyển với sức chứa tăng thêm 1,6 triệu tấn khắc phục được tồn tại trong bảo quản, tồn trữ lúa gạo.
Các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ mở rộng mô hình sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tạo ra ưu thế cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam. Đặc biệt, các tỉnh cho các doanh nghiệp vay khoảng 8.000 tỷ đồng mua nguyên liệu, tăng cường liên kết với nông dân, nhà khoa học mở rộng vùng nguyên liệu, tạo ra nhiều giống lúa mới chất lượng tốt, năng suất cao, đạt chuẩn xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đã hạn chế được kiểu kinh doanh thụ động, không chờ thương lái đến bán gạo mà đã chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu với nông dân hoặc hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh từ đầu vụ nên có đủ nguồn nguyên liệu chế biến gạo cao cấp cung ứng cho khách hàng theo hợp đồng; đồng thời quan tâm đúng mức thông tin dự báo thị trường nên không bị lúng túng trước diễn biến giá cả trên thị trường thế giới.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận