![]() |
Thậm chí còn nâng lên thành chỉ tiêu “thi đua lấy thành tích” về đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Người ta đặt câu hỏi vì sao chính quyền lại qui định người dân phải... đi ngủ sớm? Trả lời câu hỏi này từ phía người ra qui định không khó, nhưng với công luận lại chưa thuyết phục.
Rõ ràng đây là những qui định thuộc loại “lạc hậu” nhất nhì trên thế giới, nhất là khi mà vấn đề mở cửa, hội nhập đang là xu thế tất yếu. Biện pháp “cấm cửa sau 23g” chỉ có cơ sở khi mà tình hình chính trị-xã hội phức tạp, chính quyền cần một khoảng thời gian ”giới nghiêm” để dễ quản lý tình hình. Đất nước đã lùi xa chiến tranh trên 30 năm, có trên 20 năm hòa bình ổn định phát triển, vậy cơ sở nào để chính quyền vẫn còn tâm lý “giới nghiêm, cấm cửa”?
Cái lợi ích của qui định chỉ làm hài lòng một bộ phận nhỏ dân cư, trong khi thiệt hại về uy tín, “thương hiệu” quốc gia là rất lớn, không chỉ về hoạt động dịch vụ du lịch. Người ta có thể đặt câu hỏi: có cái gì nghiêm trọng sau 23g mà chính quyền phải cấm cửa các hoạt động giải trí, vui chơi? Càng bất cập hơn là... cấm thì cấm nhưng vẫn còn rất nhiều nơi vẫn “mở”, vẫn hoạt động bình thường!
Chúng ta đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu quốc gia, nhưng qui định “cấm cửa sau 23g” cho thấy chiến lược phát triển không mang tính đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền. Tâm lý lập “hàng rào” vẫn còn tồn tại trong tư duy quản lý nhà nước. Vậy mà chúng ta lại sắp gia nhập WTO!
Đã đến lúc VN cần xây dựng một chiến lược quản lý “đúng tầm”, xóa bỏ tận gốc tư duy “quản không nổi là cấm”. Cảnh báo nguy cơ về tụt hậu kinh tế được cho là đáng quan ngại, nhưng nguy cơ tụt hậu về tư duy quản lý xã hội lại là rất nguy hiểm!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận