09/04/2013 09:51 GMT+7

Không thiếu hành lang pháp lý

Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM
Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM

TT - Tuổi Trẻ ngày 2-4-2013 chuyên mục “Chuyện của tôi” có bài “Lẽ nào tôi chỉ còn đường chết?” viết về chuyện chị Nguyễn Thị Sơn bị đánh đập, chửi bới, ép quan hệ tình dục... bởi “người đã từng sống chung như vợ chồng”.

Chị Sơn chung sống với người này vào năm 2000 và không đăng ký kết hôn nên hai người không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do vậy thời gian qua, việc các cơ quan chức năng, đoàn thể quá nhấn mạnh việc hòa giải, đoàn tụ, nội bộ tự xử để rồi bỏ qua, không giải quyết hay giải quyết qua loa, chiếu lệ chuyện chị Sơn bị bạo hành là không đúng pháp luật.

Thiết nghĩ, tới đây để việc chị Sơn có thể được giải quyết tốt hơn, bản thân chị Sơn và các cơ quan ban ngành cần có sự thay đổi. Đầu tiên, chị Sơn có thể yêu cầu ngay cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý theo các quy định pháp luật chung về xử lý vi phạm hành chính mà không cần qua những giai đoạn như hòa giải, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư... như Luật phòng chống bạo hành gia đình quy định. Còn nếu bị người này tiếp tục có hành vi ở mức độ nặng hơn, chị hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan công an khởi tố hình sự, chẳng hạn về tội cố ý gây thương tích... Ngoài ra, chị Sơn cũng có quyền tự mình hay khởi kiện ra tòa án để yêu cầu người này bồi thường thiệt hại về dân sự do bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bị xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng.

Đối với các cơ quan chức năng, nhất là công an phường, việc tiếp nhận tin báo, mời đương sự làm việc, điều tra, xác minh... cần vào sổ, lập biên bản, lưu trữ rõ ràng, đầy đủ. Khi đã lập biên bản xử lý hành chính thì cần ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn luật định, tránh để quá thời hạn này sẽ không ra quyết định xử phạt được. Điều quan trọng, khi xử lý những vụ việc như trên, cơ quan chức năng cần đánh giá và xác định đúng tính chất, mức độ vi phạm của người vi phạm, tránh việc xem vi phạm lúc nào cũng nhỏ, nhẹ, là chuyện nội bộ gia đình, hàng xóm nên để các bên tự xử.

Về phía đoàn thể, nhất là hội phụ nữ, trong trường hợp này, thiết nghĩ không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh sự bạo hành đối với phụ nữ mà cần phát huy vai trò giám sát để đưa ra những yêu cầu, kiến nghị đối với các cơ quan chức năng kịp thời, có tình, có lý.

Tóm lại, theo tôi, hành lang pháp lý để giải quyết những vụ việc như vụ việc của chị Sơn không thiếu. Vấn đề là có thật sự quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của công dân và chịu giải quyết tới nơi tới chốn hay không mà thôi.

Luật sư NGUYỄN BẢO TRÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    L\u1ebd n\u00e0o t\u00f4i ch\u1ec9 c\u00f2n \u0111\u01b0\u1eddng ch\u1ebft?\u201d vi\u1ebft v\u1ec1 chuy\u1ec7n ch\u1ecb Nguy\u1ec5n Th\u1ecb S\u01a1n b\u1ecb \u0111\u00e1nh \u0111\u1eadp, ch\u1eedi b\u1edbi, \u00e9p quan h\u1ec7 t\u00ecnh d\u1ee5c... b\u1edfi \u201cng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e3 t\u1eebng s\u1ed1ng chung nh\u01b0 v\u1ee3 ch\u1ed3ng\u201d." />