10 chuyến tàu cánh ngầm Vũng Tàu - TP.HCM bị hủyTạm dừng hoạt động tàu cánh ngầm 1 động cơMột tháng, xảy ra 8 sự cố tàu cánh ngầm
Phóng to |
Hiện nay tàu cánh ngầm chạy tuyến TP.HCM - Vũng Tàu qua những đoạn sông cong gấp rất nguy hiểm, có nhiều bến đò ngang và có nhiều tàu nội địa hoạt động đan xen với tàu biển - Ảnh: H.T.V. |
Theo ông Lập, buổi làm việc này là bước chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII nhằm sửa đổi bộ luật trên sau tám năm thực hiện xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập.
Khó xử người không mặc áo phao
"Tôi rất bức xúc khi thấy một chiếc tàu không bảo đảm an toàn và muốn chiếc tàu đó dừng hoạt động, nhưng ông chủ tàu trình giấy chứng nhận đã đăng kiểm nên đành cho tàu tiếp tục chạy" Ông Tất Thành Cang (giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) |
Ông Trần Thế Kỷ - phó giám đốc Sở GTVT - cho biết mặc dù các bến khách ngang sông cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động bến, tàu chở khách có đầy đủ giấy tờ và trang thiết bị an toàn, tuy nhiên chủ bến, người lái chưa thực hiện triệt để việc hướng dẫn hành khách sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi đi đò qua sông. Theo ông Kỷ, nguyên nhân là nhiều hành khách chưa ý thức chấp hành việc sử dụng áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh do chủ quan, lười hoặc ỷ lại vì thời gian qua đò ngắn.
Ông Huỳnh Thành Lập đặt vấn đề cần tìm hiểu kỹ vì sao người dân không chịu mặc áo phao. Trả lời về việc này, lãnh đạo UBND Q.12 cho rằng do bến đò qua đoạn sông 80-100m quá ngắn, Q.12 rất khó xử lý khi người không mặc áo phao đi từ bến đò phía Q.Gò Vấp về Q.12. Tương tự, lãnh đạo UBND Q.Bình Thạnh cho rằng do quãng đường đi đò từ Q.Thủ Đức về Q.Bình Thạnh cũng quá ngắn vì họ vừa mặc xong áo phao thì đò đã cập bờ bên kia, vì vậy nên quy định người dân cầm tay dụng cụ cứu sinh là được.
Cả Sở GTVT và Công an TP có chung nỗi lo về tàu cánh ngầm hoạt động tuyến TP.HCM - Vũng Tàu đa số đã qua sử dụng hơn 20 năm. Sở GTVT kiến nghị không cho phép nhập khẩu tàu đã qua sử dụng trên 10 năm. Ông Võ Văn Vân - trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường thủy - cho biết từ tháng 6-2007 đến ngày 31-7-2013 đã xảy ra 34 sự cố, tai nạn, trong đó có hai vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết hai người và chìm một tàu. “Hiện nay tàu cánh ngầm chạy tuyến trên qua những đoạn sông cong gấp rất nguy hiểm, có nhiều bến đò ngang và có nhiều tàu nội địa hoạt động đan xen với tàu biển rất phức tạp” - ông Vân nói.
Quá nhiều cơ quan quản lý
Ông Võ Văn Vân cho biết Tổng công ty Du lịch Sài Gòn mới mở bảy tuyến du lịch trên các sông rạch trong khi chưa có thông báo của Sở Giao thông vận tải công bố tuyến sông du lịch. Thế nhưng, đơn vị này đã đưa đội tàu, canô có sức chở từ 6-40 khách phục vụ vận chuyển hành khách du lịch. Trong đó có tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé là một trong những tuyến đang có đường dây điện ngầm chưa được di dời sẽ rất nguy hiểm. |
Ông Trần Thế Kỷ cho biết có quá nhiều cơ quan quản lý các tuyến đường thủy trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể: Cục Hàng hải quản lý bảy tuyến sông hàng hải (cho tàu biển) dài 146 km, Cục Đường thủy nội địa VN quản lý 16 tuyến đường thủy trên các tuyến sông, kênh dài 252km và Sở GTVT quản lý 87 tuyến đường thủy nội địa dài 574km. Tại TP.HCM có 388 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động, trong đó Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM thuộc Sở GTVT quản lý 271 bến cảng, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 - Cục Đường thủy nội địa VN quản lý 70 cảng, bến. Thế nhưng hiện đang có 47 bến không phép, trong đó có 23 bến nằm trên tuyến sông TP.HCM đang quản lý và 24 bến do trung ương quản lý. Vì vậy, Sở GTVT đề nghị Bộ GTVT sớm phân cấp về cho TP.HCM quản lý các tuyến thủy nội địa quốc gia đang do trung ương quản lý.
Đáp lại ý kiến trên, đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 (đơn vị đang quản lý tuyến đường thủy nội địa quốc gia ở tám tỉnh thành) cho rằng nếu các tỉnh thành đều “xin” tuyến đường thủy quốc gia về địa phương quản lý sẽ dẫn đến ranh tuyến đường thủy giữa hai địa phương không có ai quản lý và không thể có việc đầu tư đồng bộ trên tuyến đường này. “Nếu giao lại TP.HCM quản lý thì đơn vị bị mất nguồn thu từ TP.HCM đang giúp duy trì bộ máy làm việc” - vị đại diện này nói. Nhiều đại biểu đã bật cười sau câu trả lời trên.
Thấy tàu không an toàn mà không dừng được
“Tôi rất bức xúc khi thấy một chiếc tàu không bảo đảm an toàn và muốn chiếc tàu đó dừng hoạt động, nhưng ông chủ tàu trình giấy chứng nhận đã đăng kiểm nên đành cho tàu tiếp tục chạy” - ông Tất Thành Cang, giám đốc Sở GTVT TP.HCM, nói và cho biết giấy chứng nhận đăng kiểm đó không do sở cấp. Chính vì vậy, việc quản lý và tổ chức giao thông thủy đang có những bất cập về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý, cần quan tâm sửa đổi Luật giao thông đường thủy để rõ người, rõ việc và không có quá nhiều cơ quan quản lý.
Theo ông Cang, việc đầu tư cho đường thủy còn hạn chế, trong khi tuyến đường thủy từ TP.HCM có thể đi miền Đông Nam bộ và về các tỉnh miền Tây lại chưa được đầu tư đúng mức. Hơn nữa, đầu tư không đồng bộ đã dẫn đến việc thực hiện không đồng bộ. Cụ thể như việc cứu hộ, cứu nạn trên tuyến đường thủy khó hơn nhiều so với đường bộ nhưng cũng chưa được đầu tư đúng mức...
Qua chuyến đi khảo sát thực tế (tại bến Bạch Đằng, Q.1), bến đò Bình Quới (Q.Bình Thạnh) và sông Giồng Ông Tố (Q.2), ông Huỳnh Thành Lập cho biết Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nhận thấy Luật giao thông đường thủy nội địa còn nhiều bất cập và hạn chế. Chẳng hạn như quy định luồng tàu, thông tin báo hiệu, quy định về phân cấp đăng kiểm, quy định về xử lý vi phạm trên luồng hàng hải... chưa được đầy đủ, rõ ràng. Ông Lập cho rằng không thể chấp nhận việc đơn vị này cấp phép nhưng khi xảy ra vụ việc thì trách nhiệm lại là người khác. Do đó, sắp tới sửa đổi Luật giao thông đường thủy nội địa cần phải xác định rõ khi giao quyền hạn cho ai thì xác định người đó phải có trách nhiệm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận