Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxitThận trọng khi chạm vào Tây nguyênKhai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp
......................................
* Tôi là người dân ở Nhân Cơ. Tôi chưa biết nguồn lợi kinh tế của bôxít nhôm như thế nào, nhưng tôi biết những thiệt hại kinh tế khi vườn tiêu , vườn cà phê bị chặt phá, biết cuộc sống người dân bị đảo lộn khi đất được bồi thường với giá rẻ mạt (1ha vừa đất vừa cà phê + tiêu bồi thường khoảng 100 triệu đồng). Những rừng sao, rừng thông mà ngày xưa thanh niên xung phong đổ không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt bây giờ thành bãi đất trắng. Thử hỏi - nếu toàn bộ Đăk Nông trở thành khu khai thác bôxit thì có thể không chỉ Đăk Nông biến thành '' vùng đất chết" mà cả Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Nam cũng biến thành '' đất trắng". Đến lúc đó thì dân chúng ta sẽ như thế nào?
* Đọc xong bài báo về kế hoạch khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên của tập đoàn khoáng sản Việt Nam em rất bức xúc vì việc này phá hoại môi trường sống của không biết bao nhiêu loài động vật và cả cuộc sống của những người dân vô tội. Tại sao chúng ta lại đặt nặng việc khai thác khoáng sản hơn việc giữ gìn và bảo vệ môi trường?
Em thường theo dõi các bài viết về các vi phạm và những bài viết về việc xói mòn đất gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và con người, đã đọc rất nhiều và cũng học rất nhiều về những vấn đề môi trường, em thấy những việc làm như vầy là quá mạo hiểm và không thiết thực. Biết bao nhiêu vấn đề đã xảy ra khi chúng ta không chú tâm tới môi trường, khai thác rừng bừa bãi đã gây ra bão ngày càng nhiều, lũ quét, lở đất, đổ núi... Giờ chúng ta lại muốn phá hoại cả một hệ sinh thái đang phát triển, về mặt nào đó nó có thể có lợi về kinh tế nhưng ở khía cạnh khác nó lại gây nên rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo mà nhất là bộ tài nguyên môi trường phải cần xem xét và thực hiện chương trình khảo sát nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn bảo vệ người dân vùng đất Tây Nguyên và cả vùng Nam Trung Bộ, và Đông nam bộ.
* Là một người dân sinh sống ở vùng đất Cao nguyên Đắk Nông đã hơn 25 năm, tôi rất lo ngại cho những dự án phat triển kinh tế đã và đang được triển khai ở nơi đây. Tôi xin được trích lời của nhà văn Nguyên Ngọc: "Chúng ta đã tổ chức một cuộc di dân chưa từng có từ đồng bằng lên Tây nguyên với cường độ, tốc độ rất lớn và đến nay đã chứng tỏ đó là một sai lầm lớn".
Nhà nước đã bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng cho dự án trồng và bảo vệ rừng từ những năm 80 và công sức của hàng ngàn công nhân của các lâm trường nơi đây đã đổ sông đổ biển do nạn phá rừng làm nương rẫy. Hàng trăm mét khối đất bị rửa trôi do mưa lũ mỗi năm là hậu quả của việc phá rừng. Và thật đáng lo ngại cho môi trường (không khí và nguồn nước) khi dự án khai thác quặng bôxit đi vào hoạt động.
Cần nhớ rằng trước khi người dân đến định cư làm kinh tế, đất ở đây được sự che phủ của hàng trăm ngàn hecta rừng và gần như độ che phủ kín khắp, và người dân đã canh tác trồng cây trên chính mãnh đất cao nguyên trù phú này, ngoại trừ những diện tích đất bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Vì thế ông Nguyễn Thành Sơn nói ở những vùng đất có quặng bôxit không thể trồng được gì thì thật vô lý, thiếu tính thuyết phục. Phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo của vùng đất nơi đây là hết sức cần thiết, nhưng phải có giải pháp thích hợp để nó được phát triển bền vững và lâu dài.
* Một “chương trình boxit” có đủ bản lĩnh đề thay đổi một Tây Nguyên vốn giàu vốn đẹp thành giàu hơn, đẹp hơn được không? Hay thể hiện sự yếu kém trong khả năng phát triển Tây Nguyên? Đường cùng lắm, người ta mới đem “của để dành” ra khai thác (xin nói thêm là “của để dành” này không thuộc hàng hiếm). Khai thác triệt để, hết rồi lấy gì mà sống? Điều này thể hiện sự yếu kém trong quản lý, sự vô trách nhiệm đối với thế hệ tương lai.
Ai sẽ khắc phục hậu quả đi kèm? Chỉ cần chương trình đưa vào khai thác, vài năm sau ta sẽ thấy khả năng tàn phá của chương trình này ghê gớm đến mức nào. Môi trường sống của hàng ngàn sinh vật bị đảo lộn. Nước cho dân dùng chưa đủ, lấy nước đâu để phục vụ cho việc khai thác? Nước thải liệu có xử lí được không? Vedan mới đây thôi là một ví dụ. Bao nhiêu năm nữa sông Thị Vải mới trở lai thủơ ban đầu?
Khi đưa chương trình vào hoạt động, ai dám đảm bảo Tây Nguyên sẽ phát triển? Hay Tây Nguyên như là vật thí nghiệm? Nếu tiếp tục, chúng ta sẽ phải gồng mình chạy theo mà xử lí hậu quả. Rốt cuộc thì liệu tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản có gánh vác nổi trách nhiệm này không, hay khi ấy nhà nước phải móc hầu bao từ tiền thuế của nhân dân ra chi trả? Chúng ta không những không phát triển được Tây Nguyên mà là đang giết chết Tây Nguyên.
Tài nguyên là của nhân dân, phàm làm việc gì cũng phải tính đến lâu dài. Không thể vì một chút lợi nhuận trước mắt mà bỏ đi những hậu quả sau này. Mỗi ngành có mỗi kiểu làm riêng, không thống nhất với nhau. Chung quy lại thì cũng chỉ phục vụ cho mục đích của riêng mình, không phục vụ cho nhân dân. Hy vọng với sự góp ý của các nhà khoa học, chúng ta sẽ không đem “của để dành” ra khai thác.
* Tôi là người dân tại Bảo Lộc - Lâm Đồng. Thật không thể tin được vùng đất dân quê tôi trồng caphê rất tốt, cuộcc sống nhờ vào cây càphê ngày càng phất lên trông thấy, vậy mà “TKV nói rằng khu vực khai thác bôxit là những vùng rừng không phát triển, cây trồng không sống được".. Xin cho hỏi ai là người báo cáo ? Ai là người duyệt ? ...Khi duyệt có khảo sát thực tế không ? Không biết đã có ai đánh giá thử xem lợi ích từ boxit có vượt trội hơn cây càphê trên cùng mảnh đất đó không và vượt bao nhiêu lần, có đáng để đánh đổi môi trường không?
* Không biết khi Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trước khi đưa ra "Chương trình Bô xít" ở Tây Nguyên có xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường là chất thải công nghiệp và đặc biệt là nguồn nước hay chưa? Tây Nguyên có hai mùa mưa và nắng. Vào mùa nắng (mùa hạn) thì người dân khốn khổ vì nước: Nước cho sinh hoạt, nước cho tưới cây công nghiệp (chè, cao su, cà phê..), phải dựa vào nguồn nước sông, suối, ao, hồ, kể cả đào giếng để có nước tưới cây. Vậy mà nhiều khi cây chỉ được lượng nước đủ để kéo dài sự sống chứ không phải là để đâm chồi nảy lộc nữa. Nhiều gia đình đào sâu đến hàng trăm mét vẫn không có nước cho sinh hoạt. Nếu tập đoàn thực hiện dự án này, liệu người dân Tây nguyên có còn nước để uống nữa không?
* Việc khai thác quặng boxit nhôm ở Tây Nguyên cần được đánh giá trên cơ sở khoa học.
- Thứ nhất là dựa trên quy hoạch đồng bộ của tất cả các ngành chứ không phải nay thì làm chương trình này, mai thì chương trình khác của đơn vị khác.... Làm việc không có hệ thống như thế thì lấy gì đảm bảo Tây Nguyên sẽ giàu hơn bây giờ?
- Thứ hai, thế mạnh của Tây Nguyên hiện nay là cây công nghiệp, đem lại giá trị kinh tế rất cao nếu tiếp tục đầu tư mà không chỉ dừng lại ở việc bán thô các loại sản phẩm từ cây công nghiệp như hiện nay. Tại sao các cơ quan ban ngành, tập đoàn, doanh nghiệp không tích cực nghiên cứu điều này mà cứ nhăm nhe vào chương trình lợi chưa thấy đâu mà hại ở trước mắt?
- Thứ ba, vấn đề nước hiện nay là vấn đề hết sức khó khăn đối với con người, cây trồng, vật nuôi ở Tây Nguyên; nếu triển khai chương trình khai thác quặng boxit nhôm chẳng phải làm cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn không? Hiện nay, vấn đề xử lý nước thải ô nhiễm gian dối của hàng loạt công ty được đưa ra ánh sáng, liệu TKV có đảm bảo nước thải được xử lý đúng, sạch như cam kết và nơi nước thải đổ về là đâu?
- Thứ tư, Tây Nguyên hiện là lá phổi quan trọng, có rừng để giữ đất, ngăn bão, lũ lụt.... phá đi rồi thì cả dãy Nam bộ như thế nào? Các vị ở TKV có đủ cơ sở để đảm bảo vùng đất thấp này an toàn không?
- Thứ năm, nếu lấy luôn của thế hệ tương lai mà dùng thì sau này sẽ ra sao?
- Thứ sáu, đối với nhiều vấn đề mặc dù có ý kiến phản đối của rất nhiều công dân, nhà khoa học, nhà kinh tế nghiêm túc, yêu nước nhưng theo thường lệ vẫn diễn ra mà không hề hấn gì, vậy liệu chương trình khai thác này của TKV có như thế nữa không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người công dân yêu nước hiện nay!
* Tôi có cảm nhận rằng các nhà hoạch định chiến lược trong dự án khai thác quặng bô xít ở tây nguyên có tầm nhìn quá hạn chế và quá chủ quan. Bác Hồ có câu "rừng vàng biển bạc" để nói lên giá trị va tầm quan trọng của rừng, có thể nói đó là tài sản vô giá. Tài nguyên thiên nhiên dù lớn đến đâu cũng có giới hạn của nó, với trữ lượng 3,4 tỉ tấn, con số không nhỏ nhưng liệu nó có đủ để nhiều thế hệ sau có thể có lợi từ việc khai thác?
Nếu bây giờ chúng ta khai thác, người hưởng lợi lớn không phải là chúng ta mà là những nước có công nghệ luyện nhôm tiên tiến, vì chúng ta đâu có luyện được nhôm, nhưng cái giá phải trả thì không thể tính toán bằng những con số: rừng không còn, cuộc sống bị phá huỷ, một vùng đất trù phú sẻ trở thành một vùng đất chết. Chẳng lẽ chúng ta đánh đổi cuộc sống của rất nhiều thế hệ con người nơi đây chỉ để lấy 3,4 tỉ tấn quặng bôxít?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận