![]() |
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (trái, ngụ huyện Châu Thành, Tây Ninh) hai lần bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình chỉ dựa trên lời khai và nhận diện của Phan Nguyễn Anh Thư (phải). Tòa phúc thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm và trả hồ sơ để điều tra lại - Ảnh: C.M. |
Chỉ dựa lời khai!
Phải qua tới bốn phiên tòa với hơn bốn năm trong vòng tố tụng, tới phiên phúc thẩm cuối tháng 4-2007 vừa rồi bị cáo Lý Si Thượng mới được minh oan về tội giết người. Thượng bị lôi vào vòng tố tụng khi người ta phát hiện một xác chết phụ nữ vướng vào lú (dụng cụ bắt tôm) của Thượng tại kênh Ông Vinh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Long Phú, Sóc Trăng một đêm tháng 5-2002. Thượng bị bắt và có bản cung khai nhận là thủ phạm.
Cáo trạng của VKS tỉnh Sóc Trăng truy tố Thượng về tội giết người với nội dung: Thượng đang đi kiểm tra lú thì gặp cô gái. Thượng buông lời chọc ghẹo nhưng bị cô gái chửi nên tức tối lao đến bịt miệng, bóp cổ nạn nhân chết, vứt xác xuống kênh. Thế nhưng các chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập trong vụ giết người này lại mâu thuẫn với lời nhận tội của Thượng: vết thương trên người nạn nhân không khớp với lời khai của Thượng về việc hành hung, hiện trường vụ án có bị xáo trộn hay không, vì sao có ba mẩu tàn thuốc (Thượng không hút thuốc) tại hiện trường cũng chưa được điều tra làm rõ? Đặc biệt, thời gian mà Thượng thừa nhận đã giết người không khớp với kết luận pháp y về thời điểm chết của nạn nhân...
Nói tóm lại, chỉ dựa vào chứng cứ duy nhất là lời khai nhận của Thượng (trong khi lời khai đó lại mâu thuẫn với các tang vật của vụ án) nhưng VKS vẫn quyết định truy tố Thượng về tội giết người. Khi xét xử sơ thẩm, Thượng kêu oan cho rằng bị ép cung, đe dọa dùng nhục hình nên phải khai nhận giết người. TAND tỉnh Sóc Trăng cho rằng không đủ chứng cứ kết tội Thượng và đã tuyên trả tự do cho Thượng, nhưng VKS đã kháng nghị cấp phúc thẩm buộc tội Thượng. Tòa phúc thẩm cũng đã hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Việc điều tra vẫn chẳng thu thập được gì hơn. Khi xử sơ thẩm lần hai, hội đồng xét xử lại tuyên vô tội cho Thượng. Bản án tiếp tục bị kháng nghị và phải tới phiên phúc thẩm lần hai thì Thượng mới được tòa tối cao minh oan, phục hồi danh dự.
Chứng cứ mâu thuẫn
Nguyên tắc chứng minh trong tố tụng hình sự có nghĩa là: cơ quan tố tụng muốn buộc tội thì phải có bằng chứng, bị can bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh mình không phạm tội. Nhiều trường hợp vì bị hù dọa, bức bách khi bị tạm giam mà bị can, bị cáo có thể khai nhận tội, nhưng nếu ngoài lời khai này mà không còn chứng cứ nào khác thì tòa cũng không thể buộc tội được. |
Ban đầu cơ quan điều tra cho rằng hung khí giết người của Thắng là chiếc tuôcnơvit nhưng sau đó lại xác định là con dao, sau đó lại khẳng định là chiếc tuôcnơvit. Nhưng kết quả giám định vết thương của Thành lại cho thấy vết thương đó không thể nào do chiếc tuôcnơvit hay con dao gây ra được. Việc thu giữ và giám định hung khí gây án cũng mâu thuẫn nhau: khi thu giữ, hung khí không có dấu máu (vì bị cáo khai đã chùi rửa rồi) nhưng khi đem đi giám định thì lại có vết máu?
Mặc dù với những chứng cứ đầy mâu thuẫn và khó hiểu trên nhưng Thắng vẫn bị tòa sơ thẩm kết án 14 năm tù. Đến xét xử phúc thẩm, TAND tối cao mới tuyên hủy án để điều tra lại.
“Phải biết chịu thua”
Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM: “Trong vụ án hình sự, các cơ quan tố tụng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm bằng việc phải tìm ra được các chứng cứ, nếu không đủ chứng cứ thì không thể buộc tội bằng cảm tính. Niềm tin nội tâm của thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên chỉ nên dùng để định hướng điều tra chứ không được dùng để kết tội bị cáo nếu thiếu chứng cứ”. Trên thực tế khi liên kết các tình tiết của vụ án, người tiến hành tố tụng có thể suy đoán: chỉ có thể bị cáo A là người đã giết nạn nhân nhưng nếu không tìm được chứng cứ thì cơ quan tố tụng phải biết chịu thua. Đó chính là văn minh tư pháp!
Một thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM nói: “Tòa án không thể hợp thức hóa các sai sót của cơ quan điều tra, viện kiểm sát bằng một bản án không thuyết phục. Từ khi thực hiện nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp (năm 2002-PV) đến nay, tòa án đã ra rất nhiều bản án tuyên bị cáo trắng án nếu cơ quan tố tụng không tìm được chứng cứ buộc tội”.
Theo các luật sư, việc tòa án mạnh dạn tuyên vô tội cho bị cáo khi xét thấy chứng cứ buộc tội của cơ quan điều tra, viện kiểm sát không đầy đủ sẽ tránh được tình trạng gây oan sai, tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người bị kết án.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận