10/01/2005 08:40 GMT+7

Không để sinh viên bỏ học vì... nghèo

Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên

Mở đầu cho các hoạt động của "Lễ hội tháng giêng" tại ĐH Quốc gia Hà Nội, T.Ư Hội Sinh viên (SV) VN tổ chức diễn đàn "Hỗ trợ đời sống và học tập của SV". Những ý kiến thảo luận tại diễn đàn không chỉ nêu lên những thách thức, khó khăn của SV hiện nay, mà còn đưa ra các biện pháp thúc đẩy vai trò của Đoàn - Hội nhằm hỗ trợ đời sống, học tập của SV trong thời gian tới.

7hyB9cNx.jpgPhóng to

Giá cả thị trường tăng tác động không nhỏ đến đời sống SV

Mở đầu cho các hoạt động của "Lễ hội tháng giêng" tại ĐH Quốc gia Hà Nội, T.Ư Hội Sinh viên (SV) VN tổ chức diễn đàn "Hỗ trợ đời sống và học tập của SV". Những ý kiến thảo luận tại diễn đàn không chỉ nêu lên những thách thức, khó khăn của SV hiện nay, mà còn đưa ra các biện pháp thúc đẩy vai trò của Đoàn - Hội nhằm hỗ trợ đời sống, học tập của SV trong thời gian tới.

Một SV ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, trong sinh hoạt văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của Internet bên cạnh những mặt tích cực đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của SV. Họ đang đứng giữa nhiều luồng thông tin khác nhau, trong đó có những nội dung không lành mạnh, còn những sân chơi do Đoàn - Hội tổ chức lại chưa nhiều.

Ý kiến đó cũng là trăn trở của Phan Hoài Linh, Phó chủ tịch Hội SV ĐH Bách khoa Hà Nội. Linh cho biết, qua tìm hiểu nguyện vọng của SV, Hội SV ĐH Bách khoa đã từng bước gỡ rối được vấn đề này. Đầu tiên, Hội SV phối hợp với các doanh nghiệp về công nghệ thông tin tổ chức Ngày hội Internet cho SV, qua đó giới thiệu những trang web bổ ích.

Phản hồi từ các SV cho thấy, những sân chơi như thế có sức hút rất mạnh, góp phần định hướng thông tin cho SV. Bên cạnh đó, Hội SV còn thành lập các CLB chuyên ngành và CLB sở thích vừa giúp SV thực tập, thực hành nâng cao kiến thức chuyên ngành, vừa nâng cao đời sống tinh thần cho SV.

Trong bối cảnh giá cả thị trường mỗi ngày một tăng, tác động không nhỏ đến đời sống SV, bạn Đàm Hồng Quang (Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội) nói: "Trước đây, chỉ cần 300.000 đồng chúng tôi có thể chi tiêu cả tháng, nhưng bây giờ 500.000 đồng xem ra cũng chẳng đủ. Vì vậy, có rất nhiều SV phải bỏ học để mưu sinh. Thậm chí, có SV không đủ tiền trang trải phải đi bán máu, tìm kiếm sự may rủi từ "lô, đề". Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập".

Tuấn Anh, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiếp lời: "Khó khăn lớn nhất của SV ngoại tỉnh là nhà trọ. KTX các trường chỉ đáp ứng 30% chỗ ở của SV, số còn lại phải đi thuê nhà. Tiền "viện trợ" không tăng, còn tiền trọ cứ tăng lên vùn vụt. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần có chính sách ưu đãi, động viên các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng nhà trọ giá rẻ cho SV. Ngoài ra, Đoàn - Hội có thể hỗ trợ bằng cách tìm kiếm các học bổng cho SV từ các doanh nghiệp, các dự án hoặc những cựu SV của trường đang học tập và làm việc tại nước ngoài...".

Theo ý kiến của nhiều SV, nếu chỉ hỗ trợ về đời sống và học tập thì chưa đủ, Đoàn - Hội cần tạo điều kiện cho SV tiếp cận thông tin về nghề nghiệp, việc làm. Thu Hương, ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đề xuất: "Đoàn - Hội có thể làm cầu nối giữa SV với các doanh nghiệp. Khi cần tuyển chọn, doanh nghiệp chủ động liên hệ với Đoàn - Hội sẽ tìm được những SV ưu tú nhất".

Còn Hoài Linh, ĐH Bách khoa cũng chia sẻ kinh nghiệm: "Đoàn - Hội mời các doanh nghiệp đến nói chuyện với SV về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát triển, làm việc theo nhóm, thực trạng nguồn nhân lực... Doanh nghiệp sẽ cho SV biết họ cần gì, SV lại có dịp rút ra những định hướng trong học tập. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để tìm giúp SV nơi thực tập, thử việc".

Anh Nguyễn Văn Phong, Phó chủ tịch Hội SV Việt Nam, Chủ tịch Hội SV Hà Nội cho biết: Để hỗ trợ SV, T.Ư Đoàn - T.Ư Hội SV đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp SV vay vốn với giá ưu đãi. Những SV khó khăn về kinh tế có thể tiếp cận với nguồn vốn này. Anh Phong cũng khẳng định: Hội SV sẽ làm hết sức mình, phấn đấu không để SV nào bỏ học vì khó khăn kinh tế.

Mô hình Quỹ "Vòng tay nhân ái" giúp đỡ SV nghèo hiếu học, giúp SV gặp khó khăn trong nghiên cứu khoa học... như một số trường đã và sẽ tiếp tục được nhân rộng. Riêng với SV khu vực Hà Nội, ngay trong năm 2005, Hội SV thành phố Hà Nội sẽ tổ chức ngày hội, triển lãm giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học đoạt giải, luận văn loại giỏi của SV "tiếp thị" cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đưa SV đến gần với thị trường lao động.

Chị Lâm Phương Thanh, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hội SV Việt Nam nói: trong thời gian tới, Hội SV sẽ có những hội nghị chuyên đề về vấn đề này, tiếp tục định hướng công tác Đoàn - Hội. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn đời sống cũng như trong học tập ngoài sự hỗ trợ của nhà trường, Đoàn - Hội phải bắt đầu từ ở nội lực vươn lên của SV và của tổ chức Đoàn - Hội cơ sở.

Theo Thanh Niên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên