Phóng to |
Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt thăm trại hè Đại hội cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM ngày 25-8-1976 - Ảnh: TTXVN |
Phim tài liệu: Ánh sáng tình ngườiXem Video: Thời sự VTV 13-6Lễ tang nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt bắt đầuSáng mãi nụ cười Võ Văn KiệtKhông ai chọn cửa mà sinh ra!Một lời đưa tiễnChú Sáu Dân đã ra điNguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trầnTrái tim Võ Văn Kiệt vẫn đập mạnh trong mạch sống dân tộc! (*)Ký ức về Võ Văn KiệtGiã biệt người đội viên danh dự của tuổi trẻ“Anh Sáu Dân” và khát vọng tri thức
Họ bước vào tương lai, dấn thân vào cuộc sống sôi động lúc ấy như thế nào đây khi đối diện với "chủ nghĩa lý lịch" và sự phân biệt đối xử? Hãy đọc lại lá thư của bạn Nguyễn Kỳ Tâm đăng trên báo Tuổi Trẻ tháng 9-1977:
"...Khi giải phóng, tôi vừa 17 tuổi. Trong cái nô nức, hồ hởi của những người chung quanh, tôi cũng thấy lòng mình rộn lên bao niềm tự hào, hãnh diện. Tôi trở về Sài Gòn tiếp tục học để thi vào đại học. Tôi tham gia những hoạt động thanh niên, và chính nơi đây, trong những buổi sinh hoạt, qua những câu chuyện, sách báo... tôi dần dần thấy ra "vấn đề lý lịch của mình". Rồi tôi rớt đại học. Tôi xin vào làm tại một số cơ quan nhà nước, nhưng chờ mãi cũng chưa thấy nơi nào trả lời. Gần hai năm rồi tôi vẫn cứ là cảm tình Đoàn, và nhiều sự việc khác cứ làm tôi suy nghĩ...
Tuổi Trẻ ơi, phải chăng tương lai của chúng tôi coi như chấm dứt, xã hội mới sẽ không có chỗ đứng nào cho những người như chúng tôi? Có phải số phận đen đủi với cái lý lịch quái ác sẽ đưa tôi ra ngoài rìa xã hội? Mà tôi có ao ước gì cao xa đâu. Chỉ muốn sống và công tác bình thường mà không bị nghi kỵ, thành kiến...".
Và Tuổi Trẻ đã trả lời như thế nào trước câu hỏi của bạn Nguyễn Kỳ Tâm, cũng là của hàng trăm ngàn thanh niên Sài Gòn và miền Nam lúc ấy? Trong lá thư ban biên tập có tựa đề "Không để quá khứ ràng buộc tương lai" đăng trên báo ngày 30-9-1977, Tuổi Trẻ đã trích đăng nguyên văn phát biểu của Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt tại Đại hội Đoàn trước đó chỉ hai tháng:
"...Việc kết nạp Đoàn không nên quá nặng về những tiêu chuẩn không hoàn toàn tùy thuộc chủ quan người đó, như nguồn gốc gia đình. Lẽ tất nhiên hoàn cảnh gia đình, xã hội không thể không ảnh hưởng ít hay nhiều đến tư tưởng và tình cảm mỗi con người chúng ta. Nhưng ta phải thấy rằng: khi tuổi trẻ đã đi vào cách mạng là bước đầu vượt qua mọi níu kéo, ràng buộc của quá khứ. Bởi vì kinh nghiệm cho thấy số đông bạn trẻ chúng ta dễ tiếp thu cái mới và khi tìm ra lẽ sống, họ dám sống đến cùng.
Thế hệ trẻ đang lớn lên ở TP ta, ra đời từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau, chịu ảnh hưởng tinh thần và tín ngưỡng khác nhau. Không ai chọn cửa mà sinh ra. Đối với mỗi người trẻ tuổi đang bước vào đời, chúng ta nhìn họ như nhau, cùng là những người chủ tương lai của TP. Xã hội muốn tuổi thanh xuân không mặc cảm và rất thanh thản trong tâm hồn. Không phân biệt đối xử trên con đường đi tới...".
Và ông nói thêm:
"...Xã hội phải đối xử công bằng với tất cả lớp người trẻ đi lên với xã hội này, ai ai cũng có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Vì lợi ích của toàn xã hội, chúng ta lấy thực tâm, thực học, thực tài làm tiêu chuẩn, không để quá khứ ràng buộc tương lai mà hạn chế chí tiến thủ và hoài bão cống hiến của mỗi người trẻ tuổi".
Thông điệp ấy của ông được phát ngay tại Đại hội Đoàn TP và lan truyền qua báo Tuổi Trẻ, đã tác động rất mạnh, rất tích cực đến tâm tư tình cảm của giới trẻ TP. Và ông cũng đã nhắc lại thông điệp đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc ấy một lần nữa trong buổi diễn thuyết tại công viên Tao Đàn, trước hàng chục ngàn thanh niên TP, trong đó có tác giả bài viết này. "Các em có đồng ý điều đó với tôi không?". Cả rừng người đồng thanh: "Có!".
Ấn tượng Võ Văn Kiệt bắt đầu từ đó. Sự yêu mến bắt đầu từ đó. Và nó không bao giờ phai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận