![]() |
Anh em nhà Glazer (thứ hai và ba từ trái qua) - chủ sở hữu CLB M.U - Ảnh: Standard |
Người sở hữu nhiều cổ phần nhất có thể xem như ông chủ của đội bóng.
Ở một số CLB như Chelsea, Manchester United (M.U), Liverpool hay Leicester City, quyền sở hữu đội bóng gần như nằm trong tay một người. Điển hình như nhà Glazers nắm giữ đến 98% cổ phần của M.U. Ở Arsenal, việc tranh chấp quyền sở hữu đội bóng đang ngày càng quyết liệt với sự vươn lên của tỉ phú người Nga Alisher Usmanov. Tuy tỉ phú người Mỹ Stanley Kroenke vẫn là cổ đông lớn nhất của “pháo thủ” khi nắm giữ khoảng 66% cổ phần, nhưng ông Usmanov mới đây đã mua lại 15% cổ phần từ ông Farhad Moshiri để có tổng cộng 30% cổ phần.
Nhưng không phải ở bất kỳ quốc gia nào các CLB cũng là thứ tài sản có thể mua bán dễ dàng như ở Anh. Chẳng hạn ở Đức, luật quy định mọi CLB đều thuộc quyền sở hữu chính của CĐV theo quy tắc “50 + 1” - tức ít nhất 51% cổ phần CLB sẽ thuộc về CĐV và không một cá nhân, doanh nghiệp nào nắm được đa số cổ phần của đội bóng. Điều này lý giải vì sao các trận đấu bóng đá ở Đức luôn chật cứng khán giả đến sân, đồng thời không bao giờ có tranh cãi về giá vé bởi tiếng nói của CĐV luôn có trọng lượng.
Dù Tây Ban Nha không có luật quy định rõ ràng như ở Đức, nhưng khá nhiều đội bóng giàu truyền thống ở đây cũng tồn tại theo cách này. Chẳng hạn một số CLB như Real Madrid, Barca, Athletic Bilbao... được tổ chức dưới dạng hiệp hội và được điều hành bởi các thành viên (chính là CĐV của họ, tiếng bản địa gọi họ là socios). Ở đội Real Madrid, số thành viên vào khoảng 60.000 người, còn Barca lên đến 140.000 người. Chủ tịch của đội bóng được họ bầu ra và không có quyền đầu tư vào đội bóng, CLB chỉ được quyền sử dụng tiền do chính mình kiếm được.
Vì vậy việc một đội bóng đổi đời sau khi được mua lại bởi một tỉ phú nào đó thường chỉ xảy ra ở bóng đá Anh. Ngoài Đức và Tây Ban Nha, các CLB ở Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển cũng thuộc sở hữu của CĐV. Lẽ tất nhiên, những đội bóng như vậy khó có chuyện được “mua đi, bán lại” giữa những cá nhân hay công ty nào, càng không có chuyện chuyển đổi địa phương.
HFF chưa có thông tin chính thức việc chuyển “hộ khẩu” của đội Hà Nội Trao đổi với chủ tịch LĐBĐ TP.HCM (HFF) Trần Anh Tú trưa 4-3, ông cho biết vẫn chưa nhận được bất kỳ công văn chính thức nào về chuyện CLB Hà Nội xin chuyển “hộ khẩu” vào TP.HCM. Ông Tú nói: “Cách đây hơn bốn tháng khi CLB hạng nhất Hà Nội giành quyền thăng hạng V-League 2016, khi có mặt ở TP.HCM, anh Hiển (ông “bầu” Đỗ Quang Hiển) có nói với tôi về ý tưởng muốn chuyển CLB Hà Nội vào TP.HCM. Khi đó, tôi nói rằng về mặt liên đoàn, tôi không thể không ủng hộ vì đó là quyền của đội bóng và TP.HCM có một đội bóng đang thi đấu ở V-League cũng tốt, nhưng dư luận và báo chí thì khác. Họ sẽ không ủng hộ một đội bóng chuyển “hộ khẩu”, điều họ từng thể hiện qua việc hai CLB Navibank Sài Gòn và Sài Gòn Xuân Thành trước kia. Kể từ cuộc trao đổi đó đến nay, tôi chưa nhận được công văn chính thức nào của CLB Hà Nội đề cập về chuyện này, mà chỉ biết thông tin qua báo chí rộ lên trong vài ngày qua. Nếu việc chuyển đổi của CLB Hà Nội không vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp VN và được VFF cho phép đổi tên thì HFF dĩ nhiên phải ủng hộ thành viên mới. Nhưng tôi nghĩ một đội bóng cần phải có gốc rễ mới phát triển bền vững như bóng đá thế giới đang làm, chứ không thể nay ở địa phương này, mai lại chuyển sang địa phương khác”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận