![]() |
Ông Nguyễn Hữu Hải |
- Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thời tiết nồm như vậy. Thứ nhất, do nguồn không khí ấm và ẩm ngoài biển thổi vào gặp ngay lớp không khí lạnh ở tầng thấp trong đất liền gây ra hiện tượng ngưng tụ như sương mù hay mưa phùn.
Thứ hai, do đới gió tây nam xuất hiện và phát triển ở tầng cao khoảng 1.000-1.500m trong những ngày qua đã sinh ra lớp nghịch nhiệt làm không khí không bốc lên cao và thoát ra ngoài được.
* Thời tiết như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? Lời khuyên cho mọi người?
- Trời nồm sẽ sinh ra đủ thứ bệnh, nhất là bệnh thấp khớp, tim mạch, ho, hen suyễn, đau đầu và những căn bệnh mãn tính kinh niên của người cao tuổi… do việc bài tiết qua da bị hạn chế, các lỗ chân lông bí, không thoát hơi gây nên sự khó chịu, mệt mỏi, đau nhức…
Mặt khác, không khí ẩm ướt cũng là cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc, ruồi muỗi, sâu bọ phát triển sẽ gây nguy hại cho ngành nông nghiệp; việc bảo quản lương thực, thực phẩm và giống cây trồng gặp khó khăn; các thiết bị điện tử dễ bị ẩm và hỏng... Phương pháp tối ưu trong những ngày này là mọi người cần phải chăm lau chùi nhà cửa, mở cửa phòng cho thoáng, sử dụng máy móc để sấy khô vật dụng…
* Hiện tượng nồm còn đến bao giờ?
- Thật ra chỉ cần trời nắng nóng thì hiện tượng nồm sẽ bị xua tan. Trưa và chiều 17-2, với dự báo trời hửng nắng sẽ làm không khí khô hơn nên xua tan được rất nhiều khí ẩm, nấm mốc của trời nồm. Trong một, hai ngày tới hiện tượng nồm sẽ suy giảm.
Thế nhưng khoảng ngày 18 và 19-2 sẽ có một đợt không khí lạnh tràn về miền Bắc nước ta. Dự báo đợt rét này khá mạnh, kèm theo mưa phùn và trời tiếp tục ẩm, nhiệt độ thấp nhất vùng núi 11-130C, vùng đồng bằng 12-150C. Đợt rét kéo dài khoảng ba đến bốn ngày.
* Xin cảm ơn ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận