15/03/2007 15:59 GMT+7

Khi nào cổ phiếu, trái phiếu chính thức bị huỷ bỏ niêm yết?

TTO
TTO

TTO - Diễn biến hoạt động trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện có rất nhiều biến động. Giá chứng khoán khi thì tăng kịch trần, lúc thì rớt chạm sàn và chỉ số Vn-Index thì tăng "chóng mặt"... khiến các nhà đầu tư rất lo lắng không biết liệu rằng trong tương lai chứng khoán của họ đang nắm giữ sẽ ra sao. Xin nêu một số trường hợp cổ phiếu (CP) hoặc trái phiếu (TP) bị huỷ bỏ niêm yết.

Theo quy định tại Điều 25 trong Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCKNN của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành quy chế thành viên, niêm yết công bố thông tin, giao dịch chứng khoán, CP và TP bị hủy bỏ niêm yết trong các trường hợp sau:

1. Tổ chức niêm yết bị phá sản hoặc giải thể.

2. Tổ chức niêm yết ngừng các hoạt động kinh doanh chính từ 1 năm trở lên, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động chính.

3. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết trong 2 năm liền không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến.

4. Tổ chức niêm yết cố tình hoặc thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin.

5. Tổ chức niêm yết không nộp báo cáo trong 2 năm liên tục.

6. Không có giao dịch CP hoặc TP trong vòng 1 năm.

7. Tài sản ròng của tổ chức niêm yết có số âm trong 2 năm liên tục.

8. Không đáp ứng điều kiện sau quá 1 năm: tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải do trên 100 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành nắm giữ, trường hợp vốn của tổ chức phát hành là 100 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì tỷ lệ này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

9. Không đáp ứng điều kiện sau quá 1 năm: tối thiểu 20% tổng giá trị TP phải do trên 100 người đầu tư nắm giữ, trường hợp tổng giá trị TP xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ này là 15% tổng giá trị TP phát hành.

10. Thời hạn thanh toán của TP ít hơn 2 tháng, hoặc TP được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn.

11. Tổ chức niêm yết nộp đơn xin hủy bỏ niêm yết và được Trung tâm Giao dịch chứng khoán chấp thuận.

12. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy bỏ việc niêm yết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

---------------------------Tham khảo từ Công ty CK Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, UBCKNN

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên