05/03/2005 19:36 GMT+7

Khi gia đình không hòa thuận

LÊ Ý VY (Theo Psybersquare, Sheknows)
LÊ Ý VY (Theo Psybersquare, Sheknows)

TTO - Một gia đình không hoà thuận thường gây ra cho các thành viên nhiều nỗi buồn, lo âu, thậm chí “ăn không ngon, ngủ không yên”. Không ai muốn sống trong một gia đình như thế. Những cách sau đây có thể giúp bạn.

JDcGsajQ.jpgPhóng to
TTO - Một gia đình không hoà thuận thường gây ra cho các thành viên nhiều nỗi buồn, lo âu, thậm chí “ăn không ngon, ngủ không yên”. Không ai muốn sống trong một gia đình như thế. Những cách sau đây có thể giúp bạn.

Đối với con cái:

1. Suy nghĩ trước khi nói: “Uốn lưỡi bảy lần” khi bạn muốn khiêu khích hay lôi kéo các thành viên trong gia đình vào một cuộc “chiến tranh”.

2. Bỏ đi tính cáu gắt: Viết một lá thư nói về những khó chịu và cơn giận dữ của bạn đối với gia đình mình rồi cất nó vào ngăn kéo cá nhân, rồi nở một nụ cười trên môi.

3. Nên lắng nghe, không nên “đấu khẩu”: Đôi lúc người ta thường trút giận bằng cách tuôn ra những lời chỉ trích kịch liệt. Không nên lao vào một cuộc cãi cọ lớn tiếng như vậy. Khi mẹ bạn tức giận và bằt đầu la mắng vì bạn về nhà trễ, bạn chỉ có thể lắng nghe và nói lời xin lỗi. Khi mẹ nguôi giận rồi, bà sẽ cảm thấy mình cũng có lỗi, nhưng tốt nhất là bạn không nên làm điều sai đó nữa. Cũng đừng “ăn miếng trả miếng” vì bạn sẽ phải trải qua một tuần lễ “đối đầu” căng thẳng.

4. Ghi nhớ những kì nghỉ và kỉ niệm khi gia đình bên nhau: như những ngày tổ chức sinh nhật, lễ Noel, …Bất cứ dịp kỉ niệm nào, một tấm thiệp xinh xắn cũng làm cho mọi người cảm thấy mình luôn được nhớ đến, từ đó sẽ yêu thương nhau hơn và mối hiềm khích sẽ được lãng quên.

5. Không nên có phản ứng mạnh mẽ: Khi các thành viên trong gia đình có cảm giác mình bị bỏ mặc, họ thường rơi vào một thảm cảnh sẽ có những phản ứng quyết liệt. Đó cũng chính là nguyên nhân bùng nổ “chiến tranh”. Cần biết điều cơ bản nào đã làm cho bạn nóng giận để ngăn chặn nó xảy ra.

6. Nên nhượng bộ: Nếu bạn muốn là người chiến thắng trong cuộc chiến với người thân, chiến lược hiệu quả vẫn là nhường nhịn. Cụ thể: nếu mẹ bạn muốn nói chuyện với bạn qua điện thoại để tránh một cuộc cãi cọ, tại sao bạn không nhượng bộ với mẹ? Dù sao thì những phiền phức trên điện thoại ít nặng nề hơn là cãi lộn ầm ĩ. Hoặc giảng hoà một cách khéo léo bằng cách gọi điện lúc mẹ không có ở nhà và để lại lời nhắn “con yêu mẹ lắm!”.

7. Trong những gia đình hay có những quan điểm bất đồng, nên tạo ra một bầu không khí yên lặng nhưng thân thiện, và xoá mờ những mâu thuẫn ấy.

8. Không nên cố gắng làm thay đổi người thân của bạn: Người ta có thể thay đổi bản thân , nhưng chúng ta không thể ép buộc họ thay đổi. Hãy chấp nhận những gì gia đình bạn có dù bạn có thích hay không. Cố gắng thay đổi người khác là nguyên nhân gây ra cuộc tranh cãi. Hãy giảm bớt lòng tự ái và tập kiềm chế bản thân mỗi khi bạn muốn làm điều gì đó nhưng không được cho phép.

Đối với người mẹ:

· Tỏ ra khoan dung và khuyến khích các thành viên trong gia đình chăm sóc, quan tâm lẫn nhau.

· Có thể giao những công việc lặt vặt cho mấy đứa nhỏ, mấy đứa lớn hơn thì đọc sách cho em chúng.

· Dạy chúng biết chia sẻ đồ chơi và cùng nhau chơi một môn thể thao nào đó.

· Bằng cách tạo ra một môi trường biết thông cảm nhau cho con cái, không khí gia đình bạn sẽ đầm ấm hơn. Một trong những điều bạn không được quên là “Một trái tim độ lượng và cách cư xử thân thiện, ân cần sẽ không làm bạn tổn thương và mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Sự quan tâm sẽ làm cho họ cứ muốn quấn quýt bên bạn”.

LÊ Ý VY (Theo Psybersquare, Sheknows)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên