17/12/2013 00:01 GMT+7

Kháng sinh và cuộc chạy đua không hồi kết

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Các loài vi khuẩn mới ngày càng nhanh “nhờn” các loại thuốc kháng sinh. Hệ quả là việc sản xuất các loại thuốc để tăng cường khả năng diệt khuẩn sẽ trở nên kém hiệu quả.

Sir Alexander Fleming - cha đẻ của thuốc kháng sinh Penecillin - mà nhờ nó trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, hàng trăm nghìn người đã được cứu sống, khi nhận giải thưởng Nobel năm 1945 ông cũng đã cảnh báo rằng tác dụng của loại “thần dược” này sẽ không phải là vĩnh cửu. Bởi không sớm thì muộn các loại vi khuẩn sẽ thích ứng và trở nên “nhờn” với Penecillin.

Cảnh báo của A.Fleming đã nhanh chóng có hồi đáp. Thuốc Tetracycline xuất hiện năm 1950 thì chỉ 9 năm sau các loại vi khuẩn đã bắt đầu có khả năng kháng thuốc này. Siêu kháng sinh Erythromycin có khả năng chữa bệnh ho gà và viêm phổi, được sản xuất năm 1953 thì đến 1968 các loại vi khuẩn đã có khả năng làm thuốc này phải “quy hàng”. Linezolid được giới thiệu năm 2000 thì 1 năm sau đã có dấu hiệu “bất lực”. Còn Daptomicyn được sử dụng rộng rãi năm 2003 nhưng vào năm 2004 dấu hiệu tương tự cũng đã được ghi nhận.

h8lzolph.jpg

Hiện tượng kháng thuốc nhanh chóng đối với kháng sinh đang làm “nhụt chí” các nhà sản xuất. Lý do đơn giản là chi phí để sản xuất 1 loại kháng sinh mới tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD, trong khi khoản đầu tư này chưa kịp hoàn vốn thì tác dụng diệt khuẩn của nó đã không còn. Sự thiếu hào hứng được thể hiện qua số liệu thống kê của năm 2004, chỉ có 5 loại kháng sinh mới được sản xuất trong khi đó có hơn 500 loại thuốc mới chữa các bệnh mãn tính được tung ra thị trường.

Gốc rễ của điều này bắt nguồn từ việc thay đổi khẩu phần ăn của nhân loại. Do nhu cầu thức ăn là thịt cá tăng nên ngành chăn nuôi phát triển theo phương pháp công nghiệp. Và để tăng hiệu quả sản xuất, lượng kháng sinh dùng cho chăn nuôi ngày càng tăng và việc sử dụng kháng sinh thường xuyên trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh sẽ làm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm như thịt, trứng, sữa. Qua đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, đặt giả thiết ngược lại, nếu giảm hoặc ngừng sử dụng kháng sinh cho chăn nuôi, thì giá thành sản phẩm sẽ tăng. Theo đánh giá của Hiệp hội chăn nuôi lợn của Mỹ, giá 1kg thịt lợn sẽ tăng thêm khoảng 4,5USD.Và điều này đang làm đau đầu các quan chức quản lý trong ngành y tế.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

congtien_canbiet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên