06/06/2012 00:01 GMT+7

Khám phá "điều kỳ diệu mỗi ngày"

Tin dịch vụ
Tin dịch vụ

Tin dịch vụ - Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, đến cuối năm 2011, Việt Nam có hơn 2,5 triệu hộ nghèo và hơn 1,5 triệu hộ cận nghèo, chiếm xấp xỉ 20% tổng số hộ gia đình trên toàn quốc. Con số này chứng tỏ Việt Nam vẫn cần phải có những nỗ lực rất lớn để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình để hướng tới mục tiêu xây dựng một Việt Nam giàu mạnh.

Để làm được điều đó, chính phủ và người dân Việt Nam rất cần sự hỗ trợ hiệu quả của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam đã có một cuộc trao đổi ngắn về cam kết hỗ trợ dài hạn của doanh nghiệp này với chính phủ Việt Nam với tư cách là một doanh nghiệp nước ngoài.

Là một doanh nghiệp nước ngoài, xin ông cho biết định hướng của Intel về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội?

Doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng đều có nghĩa vụ và trách nhiệm chung tay với chính quyền sở tại để cải thiện cuộc sống của người dân. Những chương trình dài hạn và đem lại hiệu quả bền vững cho xã hội là phương thức mà Intel Việt Nam luôn lựa chọn để tiếp cận và từng bước cải thiện đời sống cho người dân Việt Nam. Từ “Máy tính cho cuộc sống” năm 2011 đến “Điều kì diệu mỗi ngày” năm 2012, chúng tôi đều đặt ra mục tiêu rất cụ thể là giúp nâng cao cuộc sống của người dân, xây dựng một thượng tầng kiến trúc rộng rãi về kiến thức công nghệ và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống.

Nội dung chính của chương trình cộng đồng mà Intel thực hiện năm nay là gì?

Với mục tiêu khuyến khích người dân tự tạo ra những điều kì diệu để làm phong phú cuộc sống, chương trình “Điều kỳ diệu mỗi ngày” 2012 có rất nhiều hoạt động hướng đến nhiều đối tượng người dân với mục đích phổ cập tin học đến 1 triệu người dân Việt Nam trên toàn quốc.

Hoạt động chủ đạo của “Điều kỳ diệu mỗi ngày” là chương trình dạy tin học trên truyền hình do Intel phối hợp với kênh VTC tổ chức. Chương trình đào tạo theo giáo trình “Intel Easy Steps” với các giảng viên, máy móc, thiết bị do Intel cung cấp nhằm phổ cập tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính cũng như ứng dụng máy tính vào cuộc sống cho cộng đồng. Nội dung chương trình được thiết kế phù hợp với người mới sử dụng máy vi tính, chưa biết về tin học, để người chưa biết gì về tin học có thể bắt đầu sử dụng máy tính sau khoảng 20 giờ học.

WDkK1zBj.jpgPhóng to
Intel kí kết hợp tác với VTC về chương trình phổ cập tin học trên sóng truyền hình VTC

Vậy Intel có hỗ trợ nào đối với những tỉnh thành vùng sâu vùng xa, nơi chưa có truyền hình?

Mục tiêu của Intel cũng như mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là phổ cập tin học đến mọi hộ gia đình trên khắp các tỉnh thành. Năm nay, chương trình sẽ tổ chức một chuyến hành trình xuyên Việt bằng xe gắn máy, đi đến 100 điểm thuộc các làng xã khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để trực tiếp mang máy tính và kiến thức tin học đến với người dân. Ở đây, chúng tôi xác định các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam vẫn còn nhiều nơi điện cũng chưa có chứ chưa nói đến truyền hình. Do đó, việc tổ chức các đoàn tình nguyện đến các làng xã xa xôi từ vùng Đông Bắc, Tây Bắc đến miền Trung - Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long là một nỗ lực lớn của chúng tôi và chính quyền địa phương. Với các lớp phổ cập này, Intel và các đối tác hi vọng sẽ tăng số lượng người Việt Nam có hiểu biết cơ bản về máy tính và các lợi ích mà nó đem lại.

tdzGgQZN.jpgPhóng to
Ông Mai Sean Cang – Tổng giám đốc Intel Việt Nam

Ông có thể cho biết điểm khác biệt giữa chương trình “Máy tính cho cuộc sống” năm 2011 và “Điều kỳ diệu mỗi ngày” năm nay?

Theo tôi, điểm khác biệt rõ ràng của chương trình năm nay chính là mục tiêu phổ cập tin học. Với hi vọng ngày càng có nhiều người dân Việt Nam được cung cấp kiến thức tin học để sử dụng máy vi tính một cách hiệu quả nhất, chúng tôi đặt mục tiêu 1 triệu người có máy vi tính và 1 triệu người được đào tạo kiến thức về máy tính. Về hình thức thực hiện, Intel chú trọng khai thác các phương tiện dễ dàng tiếp cận với đại đa số người dân là truyền hình chứ không chỉ gói gọn trong các lớp phổ cập tại địa phương. Bên cạnh đó, số lượng lớp phổ cập tin học tại địa phương cũng được tăng cường nhằm tăng số lượng người được đào tạo.

Tin dịch vụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên