![]() |
Cái được của Chơi vơi là bộ phim đã quy tụ dàn diễn viên tên tuổi như: Hải Yến, NSND Như Quỳnh, ca sĩ Duy Khoa, diễn viên Phạm Linh Đan, Johnny Trí Nguyễn.
Lạ. Trong cách thể hiện. Lạ trong hình tượng và nội dung chuyển tải. Hơn nữa lạ cũng là một thế mạnh.
Cốt truyện trong phim khá đơn giản: diễn tả trạng thái chơi vơi trong cuộc sống của những người trẻ tuổi. Phim với những lời thoại ngắn, trong sáng. Hình ảnh trong phim được quay ở những góc quay khá đặc biệt thể hiện rõ cái hồn cốt riêng của Hà Nội. Hà Nội phố. Hà Nội với những nét duyên thầm rất nghệ thuật.
Bộ phim đã khai thác thành công bài thơ đã được phổ nhạc Dệt tầm gai của nhà thơ trẻ thế hệ 8X Vi Thùy Linh. Cái cuốn hút người xem cũng một phần ở nhạc phim đã lột tả được chân xác những khao khát rất nhân bản của Duyên - người phụ nữ trẻ mới lấy chồng nhưng không tìm thấy sự hài lòng trong cuộc hôn nhân có phần nông nổi. Bởi vậy, suốt thời gian sống với chồng cô không cảm nhận hết hạnh phúc tràn đầy mà người phụ nữ bình thường mong nhận được.
Xem bộ phim, tôi đã có dịp hòa cùng cảm xúc chơi vơi của tác phẩm, cảm nhận hết độ chơi vơi trong nội dung câu chuyện. Kết thúc lửng đã mang lại dụng ý nghệ thuật sâu sắc.
Mặc dù theo cảm nhận của tôi, Hải Yến và Phạm Linh Đan có phần phát âm lơ lớ nghe như Việt kiều và mối quan hệ đồng tính như được giới thiệu trước đó không thể hiện rõ nét. Thay vào đó, tôi cảm nhận được tình chị em rất Việt Nam giữa hai người phụ nữ là Duyên và Cầm.
Chơi vơi mang đến thông điệp cuộc sống rất tinh tế. Rằng đôi khi ta vẫn có quyền cho mình trôi theo những cảm xúc rất bản năng tự nhiên của mỗi cọn người. Đừng cố tình gồng mình, chạy theo những cảm xúc vay mượn. Bạn trẻ hãy một lần chiêm nghiệm và tự mình tìm thấy ý nghĩa cuộc sống thông qua thông điệp của tác phẩm.
Mời bạn đọc tham gia viết về những bộ phim Việt Nam yêu thích Nhằm hưởng ứng ngày Điện ảnh Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức (15-3), giải Cánh diều vàng 2010, và cũng là dịp tôn vinh những bộ phim điện ảnh Việt Nam, TTO mời bạn đọc tham gia viết về những ấn tượng, những bài học, những giá trị mà những bộ phim điện ảnh Việt Nam đã mang lại cho bạn. Mỗi tác giả có quyền gửi nhiều bài viết, mỗi bài viết dài khoảng 500-1.000 chữ. Bài viết phải được viết bằng tiếng Việt. Những bộ phim được đề cập phải là những bộ phim điện ảnh Việt Nam (không viết về phim truyền hình). Thời gian nhận bài viết từ ngày 8-3 đến hết ngày 15-3-2010. Bài viết xin gửi về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi: tham dự chuyên mục “Viết về những bộ phim điện ảnh yêu thích”. Dưới bài viết vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc... để chúng tôi tiện liên hệ. Bài được chọn đăng trên Tuổi Trẻ Online sẽ được trả nhuận bút. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận