Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Phan Văn Khải:
![]() |
Từ phải sang: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 25-10 - Ảnh: N.C.T. |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước cả năm đạt 7,6%. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục thu được nhiều kết quả. Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên Chủ tịch cũng kêu gọi QH cần nghiêm túc nhìn thẳng vào những khuyết điểm, yếu kém như tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thật vững chắc; chỉ số giá tiêu dùng chín tháng qua còn ở mức cao (8,6%); triển khai thực hiện vốn đầu tư phát triển và tiến độ giải ngân của một số dự án vẫn chậm; quản lý nhà nước về một số lĩnh vực còn nhiều bất cập;… để từ đó góp phần tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục.
Bước vào chương trình nghị sự chính thức, tâm điểm của ngày làm việc đầu tiên là phần trình bày của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải với tựa đề “mấy vấn đề lớn về phát triển kinh tế- xã hội năm 2005”. Ngoài những nội dung chính của bản báo cáo đã được đăng tải trên báo chí trước ngày khai mạc QH, Thủ tướng đã làm rõ thêm những vấn đề quan trọng mà đại biểu QH và cử tri cả nước quan tâm.
Cần rút 1/3 vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước Trong báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế- xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách Nguyễn Đức Kiên cũng đã đề cập việc “áp dụng các biện pháp mạnh trong thực hành tiết kiệm, chống phô trương hình thức, thất thoát, tham nhũng, lãng phí”. Bởi theo ông Kiên, một số chuyên gia kinh tế và cán bộ cấp cao đã cho rằng: nếu quản lý không để lãng phí, thất thoát tiền và tài sản của nhà nước như hiện nay thì đủ để GDP tăng thêm gần 1%. Mặt khác, Ủy ban Kinh tế & ngân sách đề nghị đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước: cần đặt mục tiêu đến cuối năm 2005 tổ chức lại, cổ phần hóa, chuyển đổi được ít nhất 30% tổng số doanh nghiệp nhà nước còn lại hiện nay và rút được khoảng 1/3 số vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước để bổ sung đủ vốn cần thiết cho một số doanh nghiệp nhà nước trọng yếu và đầu tư vào một số mục đích khác có hiệu quả kinh tế cao. |
“Cần nhấn mạnh rằng nhiều mặt yếu kém trên đây đã được nhận biết từ lâu; chúng ta đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục nhưng đến nay vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ nét”. Nhìn nhận điều này, Thủ tướng cho rằng trước yêu cầu phát triển của đất nước cùng với áp lực về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng, phải sớm cải thiện được tình trạng vừa nêu, bảo đảm sự phát triển bền vững và khắc phục sự tụt hậu so với nhiều nước xung quanh. Những năm gần đây, vốn đầu tư của nhà nước chiếm trên 50% tổng đầu tư của nền kinh tế.
Năm 2005, nguồn vốn này tiếp tục tăng song theo Thủ tướng Phan Văn Khải, điều quan trọng và bức bách là phải tạo được chuyển biến rõ nét về hiệu quả đầu tư, đặc biệt là chống lãng phí và đục khoét đang ở mức nghiêm trọng, gây bất bình lớn trong xã hội.
Phát huy mạnh mẽ khả năng đầu tư phát triển của khu vực dân doanh và của nước ngoài, Thủ tướng đã nhấn mạnh đến việc tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trước hết là: xóa bỏ bao cấp, bảo hộ, độc quyền bất hợp lý và sự phân biệt đối xử bất lợi cho nền kinh tế dân doanh, tạo môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, giảm rủi ro và tốn phí nảy sinh từ sự thiếu nhất quán, thiếu minh bạch và khó tiên liệu của hệ thống luật pháp, chính sách và từ tệ quan liêu, sách nhiễu trong bộ máy hành chính.
Phần cuối bản báo cáo dài 21 trang của Thủ tướng Phan Văn Khải hết sức đáng chú ý khi đề cập nhóm giải pháp chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng. Đặc biệt trong đó là thông tin: Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết thực tiễn để nhận dạng, phân tích các điều kiện nảy nở tham nhũng, đề ra chiến lược phòng ngừa và chống tham nhũng bằng những giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm ngăn chặn từ gốc.
Đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vụ tham nhũng, nhất là các vụ lớn, các vụ có tổ chức, câu kết giữa những phần tử biến chất trong bộ máy công quyền với những kẻ xấu trong xã hội; “hình thành cơ quan thống nhất chỉ đạo phòng, chống tham nhũng”, hội tụ được ý chí, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tăng cường các cơ quan chức năng đi đôi với động viên, tổ chức nhân dân tham gia tích cực cuộc đấu tranh này.
“Các cơ quan hành chính phải xây dựng văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa nơi công sở, thể hiện trước hết trong trách nhiệm và thái độ ứng xử khi giải quyết công việc của dân”- Thủ tướng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận