29/01/2004 15:54 GMT+7

Kế thừa tinh hoa truyền thống để xây dựng nền âm nhạc dân tộc hiện đại

Theo SGGP
Theo SGGP

Vừa qua tại TP HCM, Viện Âm nhạc và Vụ Đào tạo thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học “Phát triển âm nhạc truyền thống - ý nghĩa văn hóa và thành tựu nghệ thuật”, với sự tham dự của nhiều giáo sư, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa xã hội, nhà giáo, nghệ sĩ thuộc các loại hình âm nhạc khác nhau. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến.

Pf5IIODK.jpgPhóng to
Ban nhạc Phù Đổng biểu diễn tại Nhà hát TPHCM
Vừa qua tại TP HCM, Viện Âm nhạc và Vụ Đào tạo thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học “Phát triển âm nhạc truyền thống - ý nghĩa văn hóa và thành tựu nghệ thuật”, với sự tham dự của nhiều giáo sư, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa xã hội, nhà giáo, nghệ sĩ thuộc các loại hình âm nhạc khác nhau. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến.

GSTS-NSND Quang Hải:

Âm nhạc phải phát triển, nếu đứng lại một chỗ thì âm nhạc không tồn tại. Vốn cổ truyền dân tộc cũng phát triển và không ngừng hoàn thiện. Theo tôi, không sợ mất bản sắc dân tộc mà chỉ sợ đứng lại không phát triển. Cái lạc hậu bị đào thải thì tốt.

Ví dụ trong nhạc tài tử Nam bộ hiện nay, người ta chơi vọng cổ nhịp 32, nhịp 64 chứ không còn chơi vọng cổ nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16. Như vậy không có nghĩa là vọng cổ đã mất, nó chỉ được phát triển lên một tầm cao mới.

PGS-TS Bùi Văn Tiến:

Thời Trường Sơn, trong hành trang của người lính không chỉ có súng đạn và lương khô mà còn có cây sáo trúc, cây đàn bầu gấp lại được. Bài nhạc mà họ quen thuộc nhất là Lý hoài Nam, Anh vẫn hành quân, Vì miền Nam, Ru con Nam bộ, Lý hành vân…

Trong cái vốn chương trình ít ỏi ấy, ta vẫn thấy có cả hai hình thức âm nhạc, âm nhạc cổ truyền và âm nhạc phát triển. Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, các ngành khoa học tự nhiên và xã hội đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, nhiều ngành khoa học đã tách ra thành các ngành chuyên sâu với mục đích đi rất sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vực.

Phải chăng cũng đã đến lúc chúng ta cần tách bạch giữa đào tạo để bảo tồn nguyên vẹn vốn âm nhạc truyền thống và đào tạo để kế thừa phát triển vốn âm nhạc truyền thống, thành hai lĩnh vực đào tạo khác nhau để đảm bảo được chất lượng và hiệu quả đào tạo cao cho cả hai lĩnh vực bảo tồn và phát triển.

Theo SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên