Bởi theo dự báo, trong tương lai không xa, những con thằn lằn khổng lồ này sẽ “bùng nổ dân số” trong vườn thú của thành phố.
Theo Thị trưởng của Surabaya, bà Tri Rismaharini, trước tiên, thành phố sẽ nghiên cứu xem cơ cấu đất ở Kenjeran có phù hợp với loài rồng Komodo không.
Hiện nay, loài bò sát khổng lồ này đã sinh sản khá nhiều, hồi đầu năm, một con rồng cái đã đẻ 12 quả trứng ở vườn thú. Kể từ tháng 7-2014, những con rồng Komodo đã đẻ 29 quả trứng. Hiện nay, vườn thú đã có tổng cộng 70 con rồng Komodo, trong đó có 13 con rồng 1 tuổi.
Bà Rismaharini lưu ý rằng ngoài Kenjeran, chính quyền thành phố cũng sẽ khảo sát các khu vực khác để chọn địa điểm phù hợp cho công viên. Khu vực được chọn phải có địa chất, cơ cấu thực vật… phù hợp với đặc tính sinh học của rồng Komodo.
Ngoài ra, thành phố Surabaya cũng tính đến một số giải pháp khác để đối phó với việc số lượng rồng Komodo quá tải, bao gồm cả việc đưa chúng trở lại môi trường sống ở đảo Komodo thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara. Tuy nhiên, giải pháp này được cho là khá tốn kém và không an toàn.
Vì vậy, giải pháp xây dựng một công viên mới dành cho rồng Komodo có thể coi là một giải pháp khả thi trong khi số lượng của chúng trong vườn thú tiếp tục tăng. Khi đó, thành phố sẽ có một công viên động vật mới bên cạnh vườn thú Surabaya. Công viên này sẽ trở thành một điểm thu hút đặc biệt của thành phố và góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của địa phương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận