12/10/2010 22:01 GMT+7

Iceland: nam nữ bình đẳng nhất thế giới

Đ.K.L. (Theo BBC News, WEF)
Đ.K.L. (Theo BBC News, WEF)

TTO - Dựa trên sự bình quyền nam nữ trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục, việc làm và sức khỏe, báo cáo thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy Iceland là nơi nam nữ bình quyền nhất thế giới.

* Việt Nam đứng thứ 72/134 quốc gia

ctbVACcl.jpgPhóng to
Iceland có nữ thủ tướng là bà Johanna Sigurdardottir - Ảnh: Reuters

Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Iceland đứng đầu danh sách này. Trong danh sách năm nay, có thể thấy sự thống trị gần như tuyệt đối của những nước khu vực Bắc Âu. Đứng sau Iceland trong top năm lần lượt là Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển và New Zealand. Đây cũng là năm thứ năm liên tiếp, các quốc gia Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan chia nhau vị trí tứ một đến bốn.

“Vô địch” khu vực châu Á là Philippines, đứng hạng chín trong khi Lesotho là “quán quân” của châu Phi, đứng hạng tám. Các quốc gia đội sổ trong bảng này là Pakistan (132) – châu Á, Chad (133) – châu Phi và Yemen (134) – châu Á.

Trong bảng xếp hạng năm nay, Pháp là quốc gia tuột hạng kinh khủng nhất, từ hạng 18 rớt xuống hạng 46. Sở dĩ có kết quả này là vì trong năm 2009 số lượng chính khách nữ giữ các chức vụ quan trọng trong nội các đã giảm đáng kể.

Ngược lại, với lượng nữ chính khách tăng đáng kể trong nội các của chính phủ Barack Obama, Mỹ đã nhảy vọt từ hạng 31 lên hạng 19. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ lọt vào top 20 sau khi WEF bắt đầu công bố danh sách này cách đây năm năm.

Klaus Schawab, người sáng lập và cũng là chủ tịch của WEF nói: “Sự bình quyền về giới có liên quan trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Con gái và phụ nữ phải được đối xử bình đẳng nếu như quốc gia đó muốn phát triển và thịnh vượng”.

Việt Nam đứng thứ 72 trong danh sách đạt số điểm 0,6776 điểm (so với số điểm 0,8496 của Iceland). Số điểm của VN qua các năm khá ổn định: năm 2007 là 0,6889 - đứng hạng 42, năm 2008 là 0,6778 – đứng hạng 68 và năm 2009 là 0,6802 – đứng hạng 71. Năm 2006, Việt Nam chưa có tên trong báo cáo của WEF.

Được biết trong hai năm đầu 2006 và 2007, số nước tham gia diễn đàn không nhiều và con trên 130 quốc gia có mặt trong báo cáo của WEF chỉ bắt đầu ổn định từ năm 2008 trở đi.

Sau đây là top 10 (trong ngoặc là hạng năm trước):

1. Iceland (1)

2. Na Uy (3)

3. Phần Lan (2)

4. Thụy Điển (4)

5. New Zealand (5)

6. CH Ireland (8)

7. Đan Mạch (7)

8. Lesotho (10)

9. Philippines (9)

10. Thụy Sĩ (13)

Đ.K.L. (Theo BBC News, WEF)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên