Sự kiện & Dư luận
![]() |
Phối cảnh hai khối khách sạn của khu du lịch trên đồi Vọng Cảnh |
Ngay sau đó, báo Tuổi Trẻ đã nhận được rất nhiều thư từ, điện thoại của giới chuyên môn lẫn người dân cả nước. Xin trích đăng vài ý kiến, có lẽ không chỉ lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế mà cả các bộ ban ngành trung ương cũng cần phải quan tâm.
Không đến dự lễ khởi công cũng là thái độ
Tôi cũng như nhiều thành viên trong Hội đồng qui hoạch - kiến trúc Thừa Thiên - Huế đều không có mặt trong buổi lễ khởi công xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh. Đây là một điều rất đáng tiếc, bởi gần như trong tất cả các công trình xây dựng ở Thừa Thiên - Huế, nhất là những công trình lớn như vậy, chúng tôi đều đến dự với thái độ hào hứng. Nhưng lần này cũng như rất nhiều người dân Huế, chúng tôi buộc phải lựa chọn thái độ không có mặt trong buổi lễ. Chúng tôi rất ủng hộ việc tìm giải pháp để thu hút đầu tư, phải có một cơ chế hết sức thông thoáng, thậm chí mạnh dạn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư trong phát triển du lịch. Huế quá chậm trong lĩnh vực này. Nhưng chúng ta không thể làm bằng mọi giá bởi điều đó có thể đưa tới kết quả ngược lại.
Nếu cần phát triển về kinh tế và du lịch, người dân Huế sẵn sàng dâng tặng báu vật thiên nhiên Huế cho các nhà đầu tư để phát huy, nhưng chọn nơi nào thì cần phải có sự đồng thuận rất cao của người dân cũng như của nhiều giới nghiên cứu học thuật, những người quan tâm đến phát triển văn hóa du lịch...Tôi tin rồi đây lịch sử, thời gian sẽ có kết luận. Tất nhiên tôi hoàn toàn không mong điều đó diễn ra. Đồng thời tôi cũng tin rằng nếu thế hệ tôi có điều gì đó không đúng, chắc chắn thế hệ con cháu chúng ta sẽ sửa đổi. Tôi tin con cháu lớn lên sẽ có những giải pháp tốt hơn để bảo vệ Huế, bảo vệ sông Hương, bảo vệ đồi Vọng Cảnh tuyệt đẹp của Huế. Tôi thấy chúng ta cũng cần phải làm cho Tổ chức UNESCO cảm thấy sự quan tâm của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như của VN trong việc bảo vệ di sản văn hóa thế giới tại Huế, đồng thời chúng ta cũng phải biết lắng nghe những ý kiến của các nhà tư vấn, những chuyên gia có trách nhiệm và đầy kinh nghiệm của UNESCO.
Tôi rất mong các nhà lãnh đạo của tỉnh cũng như những người đang thực hiện công cuộc đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên - Huế góp phần cùng thực hiện thật tốt một vinh dự lớn mà UNESCO trao cho Huế là bảo tồn di sản cố đô Huế. Và, sắp đến đây họ lại khuyến cáo chúng ta nên đưa cảnh quan hai bờ sông Hương gắn với kinh thành Huế trở thành di sản nhân loại.
Đừng đổi lấy bánh hamburger!
Tôi cũng như nhiều người yêu Huế đã theo dõi vấn đề mà báo chí cả nước phản ánh liên tục nhiều tháng qua, trong nỗi lo lắng thật sự. Chúng tôi cho rằng những người có trách nhiệm ở Huế có vẻ như đang có một sự nhầm lẫn, giống như một bà mẹ nghèo mang đổi nải chuối tiêu ngon lành để lấy một cái bánh hamburger xa lạ. Những người có trách nhiệm ở Huế hình như chưa có thì giờ để nhận thức hết giá trị của dòng sông Hương. Và họ đã làm một việc khiến người dân lo lắng. Tôi nghĩ hình như họ đã quên việc những người trước họ từng vội vàng cho xây đài liệt sĩ trên di tích đàn Nam Giao, để rồi sau đó cũng phải thay đổi.
Điều đó cho đến bây giờ vẫn còn lưu dấu trong ký ức của người dân Huế. Cái khách sạn này lẽ ra phải tránh vết xe đổ mà Huế đã từng đi qua. Sông Hương là một viên ngọc quí không phải chỉ của Huế mà cả quốc gia và có thể nói là của quốc tế nữa. Nhất là khi con sông nổi tiếng ấy đang được UNESCO đề nghị lập hồ sơ để bổ sung vào danh mục di sản nhân loại. Công trình đã khởi công, nhưng không hẳn mọi chuyện đã kết thúc. Thời gian vẫn còn. Vì vậy, chúng tôi xin đề nghị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế hãy xem xét lại một lần nữa để có một quyết định cứu vãn kịp thời, trước khi mọi việc trở nên quá muộn.
Người dân phải được bàn
Thắng cảnh thiên nhiên là báu vật chung không của riêng ai, dù là có ý tốt, làm lợi cho dân cũng phải được công khai lấy ý kiến rộng rãi cho dân được bàn, tối thiểu cũng phải thông qua hội đồng nhân dân tỉnh (đại biểu cho dân) quyết định. Nếu cần, mở hội thảo có các đại biểu người dân tham gia ý kiến.Trên bước đường phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, chúng tôi hiểu việc khai thác tiềm năng thiên nhiên để làm giàu và làm đẹp thêm quê hương là cần thiết. Song cảnh quan thiên nhiên là quí hiếm, chỉ có thể bảo tồn tôn tạo làm tăng giá trị của báu vật để hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn, tăng thêm thời gian lưu trú, chứ không thể làm biến dạng thành một thắng cảnh nhân tạo.
Do đó cũng đừng hiểu chúng tôi là lớp người bảo thủ một cách thủ cựu, cố giữ lấy nguyên trạng hoang sơ của đồi Vọng Cảnh như hiện nay; điều đó đồng nghĩa với sự lạc hậu và phế bỏ báu vật một cách lãng phí...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận