![]() |
A- Về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển
1) Hỏi: Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh năm 2004 thực hiện thế nào?
- Đáp: Năm 2004, mỗi thí sinh chỉ thi 1 nguyện vọng dự thi vào 1 trường đại học trong hồ sơ đăng ký dự thi. Nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi (đợt 1), thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển đợt 2 và đợt 3 vào ngành cùng khối thi của một trong các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc tuyển chưa đủ chỉ tiêu (kể cả trường thí sinh đã dự thi).
2) Hỏi: Có mấy đợt xét tuyển?
Đáp: Có 3 đợt xét tuyển:- Đợt 1: Trước ngày 20/8/2004, các trường tổ chức thi xét tuyển thí sinh dự thi vào trường mình.- Đợt 2: Từ 25/8 đến 10/9/2004, các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc tuyển chưa đủ chỉ tiêu xét tuyển thí sinh không trúng tuyển đợt 1.- Đợt 3: Từ ngày 15/9 đến 30/9/2004 các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc tuyển chưa đủ chỉ tiêu xét tuyển thí sinh không trúng tuyển đợt 1 và đợt 2.
3) Hỏi: Điều kiện được tham gia xét tuyển?
Đáp: Điều kiện để được tham gia xét tuyển là:
- Không trúng tuyển đợt 1, được tham gia xét tuyển đợt 2. Không trúng tuyển đợt 1, đợt 2 được tham gia xét tuyển đợt 3. Đã trúng tuyển vào 1 trường ĐH, CĐ không được xét tuyển vào trường ĐH, CĐ khác (trừ thí sinh đã dự trúng tuyển ĐH nhưng có nguyện vọng học CĐ địa phương thì làm đơn để trường CĐ địa phương xét tuyển).
- Muốn tham gia xét tuyển đợt 2 thì kết qủa thi không được thấp dưới điểm xét tuyển đợt 1. Muốn tham gia xét tuyển đợt 3 thì kết quả thi không được thấp dưới điểm xét tuyển đợt 2. Những thí sinh có kết quả thi thấp dưới điểm sàn xét tuyển quy định cho từng khối thi không được tham gia xét tuyển ở tất cả các đợt.
4) Hỏi: Thủ tục xét tuyển?
Đáp: Hồ sơ xét tuyển gồm:
- 1 giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường chấm thi sau khi đã ghi đầy đủ nguyện vọng xét tuyển và địa chỉ của thí sinh. Bản sao hoặc bản chụp không có giá trị. Giấy chứng nhận số 1 chỉ dùng cho đợt xét tuyển 2. Giấy chứng nhận số 2 chỉ dùng cho đợt xét tuyển 3.
- 1 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh kể cả số điện thoại nếu có.Hồ sơ xét tuyển phải gửi qua đường bưu điện chuyển phát nhanh và phải gửi đúng thời hạn quy định cho từng đợt. Hồ sơ đóng dấu bưu điện trước và sau thời hạn quy định của từng đợt không có giá trị. Các trường không được trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.
5) Hỏi: Lệ phí xét tuyển?
Đáp: Khi nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh không phải nộp lệ phí xét tuyển kèm theo. Chỉ khi trúng tuyển đến trường làm thủ tục nhập học mới phải nộp hồ sơ xét tuyển là 15.000đ.
B- Về chính sách ưu tiên khu vực
6) Hỏi: Chính sách ưu tiên khu vực năm 2004 có gì mới so với năm 2003?
Đáp: Năm 2003 trở về trước lấy điều kiện sinh sống làm cơ sở ưu tiên khu vực, vì vậy đã quy định thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực nào thì hưởng ưu tiên khu vực đó. Quy định này đã thực hiện trong 16 năm, nay đã không còn phù hợp với thực tế.
Từ năm 2004, các Bộ, ngành hữu quan đã thống nhất lấy điều kiện hưởng thụ giáo dục làm cơ sở ưu tiên khu vực, vì vậy đã quy định thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở khu vực nào thì hưởng ưu tiên khu vực đó, nếu trong 3 năm học THPT hoặc tương đương có chuyển trường thì học ở khu vực nào lâu hơn, hưởng ưu tiên khu vực đó. Nếu mỗi năm học ở 1 trường hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào hưởng ưu tiên ở khu vực đó.
7) Hỏi: Những đối tượng nào được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú?
Đáp: Có 4 đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú là:- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú- Học sinh các lớp dự bị đại học, lớp tạo nguồn- Học sinh các lớp chuyên- Quân nhân, công an nhân dân đóng quân tại khu vực chưa đủ 24 tháng.
8) Hỏi: Có mấy khu vực tuyển sinh?
Đáp: Các khu vực tuyển sinh được quy định như sau:
- Khu vực 1 gồm các thị trấn, các xã thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của chính phủ.
- Khu vực 2 nông thôn gồm các thị trấn, các xã không thuộc khu vực 1, 2, 3.
- Khu vực 2 gồm các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc trung ương), các thị xã, các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương.
- Khu vực 3 gồm các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.
Thí sinh ở khu vực 3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
9) Hỏi: Các tỉnh mới thành lập như Điện Biên, Đăk Nông, Hậu Giang thuộc khu vực nào?
Đáp: toàn tỉnh Điện Biên, Đăk Nông thuộc khu vực 1. Riêng Hậu Giang thì một số xã thuộc huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp thuộc khu vực 2 nông thôn, còn lại đều thuộc khu vực 1.
10) Hỏi: Thành phố Cần Thơ mới được công nhận là thành phố trực thuộc trung ưng có thuộc khu vực 3 hay không?
Đáp: Trong những năm trước mắt, thành phố Cần Thơ vẫn thuộc các khu vực 1, khu vực 2 nông thôn và khu vực 2 như những năm trước đây.
11) Hỏi: Những quận mới thành lập của Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực nào?
Đáp: Những quận mới thành lập vẫn được hưởng khu vực cũ trong 2 năm. Như vậy những quận mới thành lập từ năm 2004 của các thành phố trực thuộc trung ưng sẽ thuộc khu vực 3 từ năm 2006.
12) Hỏi: Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại khu vực này nhưng lại tốt nghiệp THPT ở trường đóng tại khu vực khác thì hưởng ưu tiên theo khu vực nào (ví dụ hộ khẩu thường trú ở khu vực 1 nhưng để đi lại thuận tiện nên đã học và tốt nghiệp THPT ở trường đóng tại khu vực 2 không phải vì nơi cư trú không có trường mà do trường ở xa đi lại không thuận tiện hoặc hộ khẩu thường trú ở khu vực 3 nhưng tốt nghiệp THPT tại trường đóng ở khu vực 1)?
Đáp: Theo quy định thì thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương tại khu vực nào hưởng ưu tiên khu vực đó vì lấy điều kiện hưởng thụ giáo dục chứ không lấy điều kiện sinh sống làm cơ sở ưu tiên khu vực.
13) Hỏi: Thí sinh tốt nghiệp từ 2 năm trước tại trường đóng tại khu vực 2, nay đã về quê sinh sống tại khu vực 1 thì hưởng ưu tiên khu vực ở đâu?
Đáp: Hưởng ưu tiên khu vực tại trường mà thí sinh đã tốt nghiệp cách đây 2 năm.
14) Hỏi: Thí sinh sống tại khu vực không có trường THPT, phải học tại trường đóng ở khu vực khác thì hưởng ưu tiên khu vực thế nào?
Đáp: Toàn quốc có 64 tỉnh và thành phố trực thuộc, trong đó 21 tỉnh hoàn toàn thuộc khu vực 1 và 10 tỉnh có thị xã thuộc khu vực 2, còn lại thuộc khu vực 2 nông thôn. Đối với 31 tỉnh này, dù học ở trường nào trên địa bàn của tỉnh vẫn thuộc cùng một khu vực ưu tiên.
Đối với các tỉnh và thành phố khác, hầu như không có huyện nào không có trường THPT. Nếu có trường hợp nào tại khu vực sinh sống không có trường phi đi học tại trường đóng ở khu vực ưu tiên thấp hơn so với nơi thường trú thì được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú (Ví dụ: Hộ khẩu thường trú ở KV1 nhưng ở đó không có trường, phải học tại trường đóng ở KV2, thì được hưởng ưu tiên ở KV1.
15) Hỏi: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được qui định thế nào?
Đáp: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực là 0,5. Khu vực ưu tiên cao hơn hưởng điểm trúng tuyển thấp hơn khu vực ưu tiên thấp hơn. Như vậy điểm trúng tuyển đối với khu vực 1 thấp dưới khu vực 2 nông thôn là 0,5; thấp dưới khu vực 2 là 1 và thấp dưới khu vực 3 là 1,5 điểm.
C- Về địa điểm thi và các cụm thi
16) Hỏi: Những ai phải về trường dự thi và những ai phải dự thi tại cụm thi Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ?
Đáp: Để giảm bớt khó khăn tốn kém cho thí sinh, Bộ tổ chức 3 cụm thi:
- Cụm thi tại TP Vinh dành cho thí sinh thi vào trường ĐH Vinh và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đăng ký dự thi vào các trường ở Hà Nội.
- Cụm thi tại TP Cần Thơ dành cho thí sinh thi vào trường ĐH Cần Thơ và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Th đăng ký dự thi vào các trường ở TP Hồ Chí Minh.
- Cụm thi tại TP Quy Nhơn dành cho thí sinh thi vào trường ĐH Quy Nhơn và thi sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam đăng ký dự thi vào các trường ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ngoài những thí sinh được chỉ định thi tại các cụm thi nói trên thì các thí sinh khác đăng ký dự thi tại trường nào phải về trường đó dự thi. Thí sinh dự thi vào các trường khối Quốc phòng, Công an và các ngành năng khiếu cũng phải về trường dự thi. Những thí sinh thuộc địa bàn được chỉ định thi tại các cụm thi Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ, nhưng tốt nghiệp THPT ở nơi khác, không nhất thiết phải về cụm thi để dự thi.
D- Về việc khai phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) và nộp hồ sơ ĐKDT
18) Hỏi: Có gì cần chú ý khi khai phiếu ĐKDT?
Đáp: - Tại mục 8 phiếu ĐKDT, để tính khu vực ưu tiên, thí sinh phi khai đúng tên và địa chỉ của trường mà thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Cũng tại mục này thí sinh phải ghi mã tỉnh vào 2 ô đầu và mã trường nơi thí sinh tốt nghiệp vào 3 ô tiếp theo. Mã tỉnh xem trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004, còn mã trường ghi theo quy định của Sở GD-ĐT.
- Tại mục 9, thí sinh phải tự khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực, nơi thí sinh học lâu nhất nếu trong 3 năm THPT hoặc tương đương chuyển trường. Trong trường hợp thời gian học ở 2 nơi bằng nhau thì khoanh tròn vào ký hiệu khu vực nơi tốt nghiệp.
Các trường ĐH, CĐ sẽ căn cứ học bạ của học sinh để kiểm tra đối chiếu. Nếu khai man thí sinh sẽ bị xử lý theo Quy chế.
Hồ sơ tuyệt đối không được tẩy xoá.
18) Hỏi: Cần lấy xác nhận phiếu ĐKDT ở đâu?
Đáp: - Thí sinh học lớp 12 tại trường nào thì xin xác nhận tại trường đó.
- Thí sinh tốt nghiệp các năm trước thì xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi thí sinh đang cư trú.
19) Hỏi: Tờ phiếu ĐKDT số 2 dùng để làm gì?
Đáp: Tờ phiếu số 2 do nơi thu hồ sơ, sau khi đóng dấu và ký xác nhận giao lại cho thí sinh giữ, coi như biên lai, dùng trong trường hợp thất lạc giấy báo dự thi hoặc có sai sót trong giấy báo dự thi, thí sinh mang phiếu số 2 tới trường để làm thủ tục dự thi hoặc sửa chữa các sai sót.
20) Hỏi: Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại đâu và theo thời hạn nào?
Đáp: - Thí sinh học lớp 12 tại trường nào thì nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường đó, không được nộp tại địa điểm dành cho thí sinh tự do. Thời hạn nộp hồ sơ là từ 15/3 đến 15/4/2004.
- Thí sinh tự do (tốt nghiệp các năm trước) nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại địa điểm do Sở GD-ĐT quy định trong thời gian từ 15/3 đến 15/4/2004.
- Thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp cho các trường trong thời gian từ 16/4 đến 22/4/2004.
Những hồ sơ nộp không đúng thời hạn không có giá trị.
21) Hỏi: Năm nay có mấy đợt thi?
Đáp: Có 2 đợt thi đại học và 1 đợt thi cao đẳng.Ngày 4 và 5/7/2004 thi đại học khối ANgày 9 và 10/7/2004 thi đại học khối B, C, DNgày 16 đến 22/7/2004 thi cao đẳng.
22) Hỏi: Thí sinh có được phép dự thi vào 2 trường ĐH thuộc 2 đợt thi không?
Đáp: Được.
23) Hỏi: Các đối tượng dự thi được quy định thế nào?
Đáp: Có 3 nhóm đối tượng dự thi: Nhóm ưu tiên 1, Nhóm ưu tiên 2, Nhóm học sinh phổ thông. Nhóm học sinh phổ thông không thuộc diện ưu tiên. (Chi tiết xem trong Quy chế tuyển sinh hoặc trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2004)
25) Hỏi: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là bao nhiêu?
Đáp: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1. Nhóm đối tượng ưu tiên cao hơn hưởng điểm trúng tuyển thấp hơn nhóm đối tượng ưu tiên thấp hơn. Như vậy điểm trúng tuyển của nhóm ưu tiên 1 thấp dưới nhóm ưu tiên 2 là 1 điểm và thấp dưới nhóm học sinh phổ thông là 2 điểm.
26) Hỏi: Năm nay có thực hiện chính sách cử tuyển không và theo quy định nào?
Đáp: Năm 2004 vẫn tiếp tục thực hiện việc cử tuyển theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04 ngày 26/2/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Uỷ ban Dân tộc và miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc).
26) Hỏi: Đối tượng cử tuyển là ai và ai là người có quyền xét chọn?
Đáp: - Đối tượng cử tuyển là con em các dân tộc sinh sống và có hộ khẩu thường trú từ 5 năm trở lên (tính đến 30/9 hàng năm) tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đạt loại khá trở lên đối với người Kinh, đạt loại trung bình trở lên đối với dân tộc thiểu số).
- Các tỉnh có xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đều có Hội đồng tuyển sinh trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hội đồng này có quyền xét chọn học sinh cử tuyển theo đúng qui định của Thông tư 04.
27) Hỏi: Chỉ tiêu dự bị đại học và cử tuyển năm nay có tăng hơn so với năm ngoái?
Đáp: Chỉ tiêu dự bị đại học và cử tuyển năm nay đều tăng hơn năm ngoái, ít nhất là từ 30% trở lên. Đặc biệt là chỉ tiêu đào tạo học sinh là người dân tộc thiểu số tăng lên nhiều so với năm 2003.
E. Về thủ tục dự thi và kỷ luật phòng thi
28) Hỏi: Khi nhận giấy báo dự thi; nếu phát hiện có sai sót thì thí sinh phải làm gì?
Đáp: Trước khi dự thi, thí sinh phải liên hệ với trường để điều chỉnh hoặc khi đến làm thủ tục dự thi, thí sinh phải báo cáo với cán bộ Hội đồng tuyển sinh trường để sửa chữa điều chỉnh đồng thời yêu cầu cán bộ trường ký tên xác nhận đã sửa chữa vào tờ phiếu số 2.
29) Hỏi: Thí sinh được phép mang loại máy tính nào vào phòng thi?
Đáp: Thí sinh không được phép mang máy tính có phím chữ cái vào phòng thi.
30) Hỏi: Thí sinh mang tài liệu và phương tiện thu, phát truyền tin vào phòng thi bị xử lý thế nào?
Đáp: Khi vào phòng thi, nếu thí sinh còn mang theo tài liệu, phương tiện thu phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi, dù chưa sử dụng, đều bị đình chỉ thi.
G. Các vấn đề khác
31) Hỏi: Thời hạn nhận đơn phúc khảo quy định thế nào?
Đáp: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ nhận đơn xin phúc khảo đối với các môn văn hoá và chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn, Hội đồng tuyển sinh trường phải trả lời kết quả phúc khảo cho đương sự.
32) Hỏi: Kết quả phúc khảo được sử dụng thế nào?
Đáp: Nếu sau khi phúc khảo, thí sinh đủ điểm trúng tuyển, sẽ được trường tiếp nhận. Trường hợp kết quả phúc khảo công bố muộn sau khi trường đã khai giảng được 15 ngày thì Hội đồng tuyển sinh xem xét tiếp nhận hoặc cho bảo lưu kết quả thi để vào học năm sau.
33) Hỏi: Khi nào thì các trường công bố kết quả thi cho thí sinh?
Đáp: Chậm nhất là 15/8/2004 các trường phải công bố kết quả thi của thí sinh trên mạng internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
34) Hỏi: Điều kiện xét tuyển được công bố khi nào và ở đâu?
Đáp: - Trước 20/8/2004 các trường ĐH phải công bố điểm trúng tuyển đợt 1.
- Trước 25/8/2004 các trường phải công bố điều kiện xét tuyển đợt 2 (chỉ tiêu xét tuyển và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển). Trước 15/9/2004 các trường công bố điểm trúng tuyển đợt 2.
- Trước 15/9/2004 các trường công bố điều kiện xét tuyển đợt 3 và trước 5/10/2004 công bố điểm trúng tuyển đợt 3.
Các thông tin nói trên được công bố trên mạng internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng, được niêm yết tại các trường và các Sở GD&ĐT.
35) Hỏi: Đề thi năm 2004 có gì khác so với năm 2003?
Đáp: Năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức ra đề thi tuyển sinh chung cho các trường đại học theo phương pháp tự luận.
Đề thi phải bám sát chương trình nội dung sách giáo khoa THPT, chủ yếu là lớp 12, không đánh đố, không quá khó, có khả năng phân loại.
36) Hỏi: Thí sinh nên ôn tập thế nào cho có hiệu quả?
Đáp: Thí sinh nên bám sát nội dung và chương trình sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12 để ôn tập, nắm vững những kiến thức cơ bản, không cần tham gia các lớp luyện thi cấp tốc vừa tốn tiền, tốn sức và không có hiệu quả.
Những thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi năm 2003 đều là thí sinh học các trường ở nông thôn, không tham gia các lớp luyện thi cấp tốc.
37) Hỏi: Điểm sàn xét tuyển là điểm gì?
Đáp: Điểm sàn xét tuyển là mức điểm xét tuyển tối thiểu quy định cho từng khối thi A, B, C, D. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp dưới điểm sàn xét tuyển. Thí sinh có kết quả thi thấp dưới điểm sàn xét tuyển không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
38) Hỏi: Những ai không nên dự thi ĐH, CĐ?
Đáp: Những thí sinh có học lực THPT thuộc loại trung bình không nên dự thi ĐH, CĐ vì tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ là khoảng 200.000, trong khi số thí sinh thực tế dự thi ước khoảng 1 triệu. Những thí sinh có học lực trung bình nên dự thi vào các trường trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề thì có hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn.
39) Hỏi: Mọi thắc mắc, mọi yêu cầu, đơn thư liên quan đến tuyển sinh thì hỏi ai hoặc gửi cho ai?
Đáp: Mọi thắc mắc liên quan đến các qui định của kỳ thi tuyển sinh có thể tìm xem trên mạng internet, trên website của Vụ Đại học và Sau đại học (www.hed.edu.vn) và trên báo chí. Mọi yêu cầu bổ sung, sửa đổi đối tượng và khu vực ưu tiên; mọi đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh đều gửi cho Hội đồng tuyển sinh các trường xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
40) Hỏi: Học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi năm 2003 đã dự thi ĐH, CĐ nhưng không trúng tuyển, năm 2004 thi lại, có được cộng điểm thưởng không?
Đáp: Quy định cộng điểm thưởng cho học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi cũng như cho học sinh đạt gii quốc gia chỉ áp dụng một lần đúng năm học sinh tốt nghiệp THPT.
41) Hỏi: Chế độ cộng điểm thưởng cho học sinh đạt giải quốc gia và học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi quy định thế nào.
Đáp: Học sinh đạt giải quốc gia nhưng không hưởng quyền tuyển thẳng và học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi, khi dự thi ĐH, CĐ được cộng điểm thưởng theo các mức sau:
+ Cộng 2 điểm cho các đối tượng:- Đạt giải 1 quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT loại khá trở lên.- Tốt nghiệp THPT loại giỏi có điểm trung bình các bài thi từ 9 trở lên (không tính điểm khuyến khích).
+ Cộng 1,5 điểm cho các đối tượng.- Đạt giải 2 quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT loại khá trở lên.- Tốt nghiệp THPT loại giỏi có điểm trung bình các bài thi từ 8,5 đến cận 9 (không tính điểm khuyến khích).
+ Cộng 1,0 điểm cho các đối tượng.- Đạt giải 3 quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT loại khá trở lên.- Tốt nghiệp THPT loại giỏi có điểm trung bình các bài thi từ 8,0 đến cận 8,5 (không tính điểm khuyến khích).
+ Cộng 0,5 điểm cho đối tượng.- Đạt giải khuyến khích quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT từ khá trở lên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận