Hoa hậu hòa bình Myanmar 2017 Shwe Eain Si - Ảnh: MissGrandMyanmar
Tuần rồi, Shwe Eain Si đăng lên Facebook một đoạn clip trong đó có hình ảnh nhiều người chết, kể cả trẻ em và khẳng định tình hình bạo lực tại bang Rakhine là do Đội quân giải cứu Rohingya Arakan (ARSA) tạo ra.
BBC cho biết trong đoạn clip Shwe Eain Si nói bằng tiếng Anh, buộc tội ARSA chống lại chính dân tộc của mình và thực hiện một chiến dịch truyền thông để nhận sự thông cảm của quốc tế.
Shwe Eain Si nói rằng đang dùng 'sự nổi tiếng để nói lên sự thật trong đất nước của mình'.
Shwe Eain Si - Ảnh: MYANMARCUTIES
Hôm chủ nhật 1-10, Công ty truyền thông Hello Madam - đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Myanmar - tuyên bố tước vương miện của Shwe Eain Si vì cô gái 19 tuổi này không làm tròn vai trò 'hình tượng'.
Theo BBC, Hello Madam khẳng định việc tước vương miện không liên quan đến đoạn clip và đã ra quyết định trước khi Shwe Eain Si đăng clip lên Facebook.
Đến ngày 3-10, Shwe Eain Si khẳng định việc bị tước vương miện là do đã đăng lên Facebook đoạn clip.
Shwe Eain Si viết trên Facebook: "Vâng, Shwe Eain Si đã đăng một đoạn clip về nỗi kinh hoàng mà phiến quân ARSA gây ra tại bang Rakhine, nhưng điều này không thể được xem là làm mất hình tượng của một người thắng cuộc thi sắc đẹp".
Theo BBC, Hello Madam khẳng định việc tước vương miện không liên quan đến đoạn clip và đã ra quyết định trước khi Shwe Eain Si đăng clip lên Facebook.
Shwe Eain Si từng là Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Myanamar 2016 và là Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Myanmar 2017.
Theo kế hoạch, Shwe Eain Si sẽ đại diện Myanmar tham dự Hoa hậu Hòa bình thế giới 2017, tổ chức tại Việt Nam.
Hiện nay tại tỉnh Rakhine - nơi người Rohingya theo Hồi giáo sinh sống - đang bất ổn khi xảy ra tình trạng bạo lực giữa Quân đội Myanmar và nhóm bị cho là phiến quân ARSA.
Trong hai tháng 8 và 9-2017, ít nhất 500.000 ngàn người Rohingya đã rời Myanmar chạy sang Bangladesh.
Theo báo chí phương tây, đoạn clip này của Shwe Eain Si là một chiều vì không nói đến nghi vấn nhiều người Rohingya bị quân đội Myanmar giết.
Nhiều báo cáo cho rằng việc người Rohingya bị giết một cách có hệ thống và rộng khắp. Zeid Ra'ad Al Hussein, nhân viên Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền nói rằng những gì đang diễn ra tại Rakhine là 'ví dụ như sách giáo khoa về diệt chủng'.
Bà Aung Sang Suu Kyi - người đoạt Nobel Hòa bình 1991 - bị chỉ trích khá nhiều vì để xảy ra tình trạng bất ổn tại bang Rakhine.
Một ngôi làng của người Rohingya tại bang Rakhine bị đốt rụi - Ảnh: REUTERS
Người Hồi giáo tại Mỹ biểu tình kêu gọi chấm dứt bạo lực nhắm vào người Rohingya tại bang Rakhine, Myanmar - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận