16/02/2010 02:30 GMT+7

Hổ Quyền ở Huế

ÔNG ĐỒ
ÔNG ĐỒ

AT XUÂN- Ở Huế có một di tích lịch sử cấp quốc gia gọi là Hổ Quyền, nằm dưới chân đồi Long Thọ thuộc xã Thủy Biều, gần bờ nam sông Hương, cách kinh thành chừng 5km. Đây là nơi tổ chức những trận đấu sức giữa cọp và voi để cho vua quan và binh lính xem.

FDg70Hs3.jpgPhóng to

Vòng ngoài Hổ Quyền - Ảnh tư liệu

Di tích này là một công trình kiến trúc hình vành khăn. Vòng ngoài có chu vi 140m, cao 4,5m. Vòng trong chu vi 110m, cao 6m. Khoảng cách giữa hai vòng là 4m. Tường xây bằng gạch vồ, rộng hơn 1m. Vòng trong có một cửa lớn rộng 1,9m, cao 3,9m, là lối vào đấu trường của voi. Đối diện với khán đài của vua có năm cửa nhỏ, gọi là cửa chuồng cọp. Ngày xưa, voi là binh chủng xung kích của bộ binh, có thể ví như xe tăng bây giờ. Những trận đấu của voi và cọp có mục đích quân sự là huấn luyện cho voi có thêm kỹ năng chiến đấu chứ không chỉ để mua vui cho người xem. Voi được đưa vào đấu trường là voi đã được thuần dưỡng. Cọp thì vẫn còn nguyên thú tính hoang dã và hung dữ.

Voi có sức mạnh nhưng nặng nề chậm chạp. Cọp có nanh vuốt sắc bén, nhanh nhẹn và có nghề. Nếu đánh nhau với cọp thì voi không chết cũng bị thương vì võ của cọp rất hiểm. Bởi thế trước khi được đưa ra đấu trường, cọp đã bị cắt trụi móng vuốt và bẻ hết răng nhọn. Ngoài ra voi còn được tượng binh bảo vệ phòng khi thất thế. Trận đấu như thế rất không công bình và khi nào cũng kết thúc bằng cái chết của cọp.

9GXkTXXk.jpgPhóng to

Chuồng voi và chuồng cọp -Ảnh tư liệu

sx0pS6QY.jpgPhóng to

Chuồng cọp -Ảnh tư liệu

Trước khi xây Hổ Quyền, các vua chúa nhà Nguyễn đã có lệ tổ chức cho voi cọp đánh nhau. Một thương gia Pháp là Pierre Poivre từng đến Thuận Hóa đã kể rằng vào năm l750 ông đã được tháp tùng chúa Nguyễn Phúc Khoát và quan binh trên 12 chiếc thuyền đậu quanh cồn Dã Viên để xem một trận đấu kinh hoàng, trong đó 40 con voi đã giết chết 18 con cọp. Một người Pháp khác là ông Michel Đức Chaigneau làm quan triều Nguyễn trong quyển hồi ký Souvenirs de Hue đã kể rằng dưới thời vua Gia Long, các trận đấu giữa voi và cọp được tổ chức trên quảng trường trước kinh thành. Đấu trường không có rào chắn an toàn mà dùng lính vây quanh để bảo vệ người xem.

Có lần một lính quản tượng đưa voi vào trận, chưa kịp rút lui thì bị cọp tấn công ngã xuống rồi lại bị voi chà nát luôn. Mãi đến năm 1829, vua Minh Mạng cho xây Hổ Quyền. Năm 1830, Hổ Quyền bắt đầu khai diễn các trận đấu. Trận đấu cuối cùng diễn ra vào năm 1904, đời vua Thành Thái. Từ đó về sau, chuyện voi cọp đánh nhau chỉ còn là truyền thuyết.

Di tích Hổ Quyền ngày nay vẫn còn khá nguyên vẹn và đang được trùng tu để đón du khách vào dịp Festival Huế năm 2010. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng đang phục hiện các trận đấu giữa voi và cọp bằng kỹ thuật phim 3D.

6qtW40LX.jpgPhóng to
Voi vào đấu trường

Các chuyên viên bảo tồn đều cho rằng Hổ Quyền không chỉ là di tích liệt hạng của Việt Nam mà còn có giá trị quốc tế.Khắp các nước Á Đông, kể cả Trung Quốc và Nhật Bản, không nơi nào có loại đấu trường độc đáo như vậy.

VTpwJ2LL.jpgPhóng to

Áo TrắngXuân canh Dần2010 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

ÔNG ĐỒ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên