Các chuyên gia tham gia hội thảo - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Theo đó chương trình Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 đã được triển khai thực hiện từ tháng 10/2021 với quy mô 24 mô hình trên 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó số lượng mô hình được chọn không phân bổ đều ở các tỉnh mà dựa thực tế yêu cầu mở rộng về quy mô, đảm bảo độ phủ của chương trình đến các vùng sinh thái khác nhau trong canh tác lúa tại vùng ĐBSCL.
Bà con nông dân trong mô hình đã mạnh dạng ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình canh tác lúa thông minh vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống bình quân xuống còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và so với sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha.
Tính đến hết vụ Đông Xuân vừa qua, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã đầu tư lắp đặt 22 trạm quan trắc nước mặn và 1 trạm giám sát sâu rầy cho khu vực ĐBSCL. Ngoài ra tất cả nông dân và lực lượng kỹ thuật tham gia trong mô hình đã được Ban cố vấn tập huấn rất kỹ từ kỹ thuật làm đất, quản lý nước tưới, IPM, giảm giống gieo sạ, quy trình bón phân, thu hoạch đúng độ chín, canh tác thân thiện môi trường…
Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền cho biết, hiện nay chúng ta đang đứng trước ba thách thức rất lớn từ sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất là biến đổi khí hậu càng ngày càng diễn biến phức tạp và khốc liệt, thứ hai về thị trường, thứ ba là chuyển dịch tiêu dùng, đứng trước những tình hình như vậy đặc biệt là biến đổi khí hậu trong những năm vừa qua chia thành hai giai đoạn.
Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và trung tâm khuyến nông quốc gia cùng các nhà khoa học, và các trung tâm khuyến nông các địa phương đã thực hiện chương trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua chương trình này đến giờ phút này chúng ta khẳng định một điều là chương trình chúng ta cực kì ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay giá vật tư đầu vào, đặc biệt là phân bón leo thang do nhiều câu chuyện và dịch bệnh và chiến tranh đông âu làm cho chuỗi cung ứng đứt gãy, giá đầu tư đầu vào rất cao làm ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra nhiều chuyên gia còn cho biết: bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất có hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Trong đó, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận