Phóng to |
Hàng ngàn khí tài chưa nổ đang là một mối đe dọa - Ảnh: Aljazeera |
Theo hiệp ước, 25 nước đã ký tên phải bắt đầu gỡ bỏ bom mìn, lựu đạn, rốckét và bom chùm chưa nổ còn sót lại sau các cuộc xung đột hoặc trả tiền cho việc gỡ bỏ chúng, theo hiệp ước có tên Nghị định thư về những chất nổ còn lại của chiến tranh, được ký năm 2003.
Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế cho biết: ”Đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên yêu cầu các bên xung đột võ trang gỡ bỏ tất cả các khí tài chưa nổ là những thứ đe dọa sự an toàn của các thường dân, những người gìn giữ hòa bình và những nhân viên nhân đạo khi xung đột đã chấm dứt”. Các sức mạnh quân sự chính của thế giới đã tham gia việc soạn thảo tài liệu này, nhưng các nước chủ yếu như Trung Quốc, Nga, Israel và Mỹ lại không ký vào tài liệu.
Thời điểm nghị định thư mới này bắt đầu có hiệu lực trùng hợp với một hội nghị của Liên hiệp quốc nhắm xem xét lại một hiệp ước khác đã được đưa ra để cấm các lọai khí tài đặc biệt. Hội nghị sẽ được tổ chức tại Geneva cho tới ngày 17-11. Có tên là Hội nghị về một số vũ khí qui ước, hiệp ước này cấm hoặc hạn chế sử dụng một số vũ khí gây ra những đau khổ không cần thiết hoặc bất công cho các chiến sĩ hoặc gây ảnh hưởng cho các thường dân, đó là các bom mảnh, một số bom, mìn và bẫy treo. Nhưng theo Liên hiệp quốc và Hội Chữ thập đỏ, điều này vẫn chưa đủ. Các tổ chức này kêu gọi cấm hoàn toàn bom chùm, thứ phát tán hàng trăm quả bom nhỏ hơn khi nổ.
Một quan chức của Liên hiệp quốc nói: ”Campuchia, Lào và Việt Nam đang phải gánh chịu đau khổ vì các bom chùm chưa nổ còn sót lại trong vòng 30 năm qua sau khi chiến tranh kết thúc”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận