01/11/2009 05:20 GMT+7

Hi vọng mới cho bệnh nhân Parkinson

BS TRẦN HOÀI NHÂN
BS TRẦN HOÀI NHÂN

TTCT - Trước đây, các biện pháp chữa trị bệnh Parkinson chỉ làm giảm triệu chứng mà chưa trị triệt để. Nay nhờ những tiến bộ vượt bậc mà người bệnh hi vọng giảm nhiều phiền toái, thậm chí có thể trị dứt bệnh.

Hi vọng mới cho bệnh nhân Parkinson

TTCT - Trước đây, các biện pháp chữa trị bệnh Parkinson chỉ làm giảm triệu chứng mà chưa trị triệt để. Nay nhờ những tiến bộ vượt bậc mà người bệnh hi vọng giảm nhiều phiền toái, thậm chí có thể trị dứt bệnh.

ImageView.aspx?ThumbnailID=371839
Người già bệnh Parkinson có nhiều hi vọng chữa trị căn bệnh gây nhiều phiền toái này - Ảnh: Tissustemcell.com/parkinson.jpb

Ghi nhận ở các phòng khám nội thần kinh, lão khoa cho thấy bệnh Parkinson đã không còn hiếm gặp ở VN. Đây là bệnh mãn tính, ảnh hưởng trên toàn hệ vận động khiến người bệnh cử động rất chậm, run, khó thăng bằng, đi đứng khó khăn.

Dùng thuốc

Thiếu dopamine ở những nhân xám của hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên. Bình thường dopamine được các tế bào nằm trong các hạch nền ở thân não tiết ra. Khi các tế bào này bị thoái hóa hoặc tổn thương, lượng dopamine bị giảm sút nghiêm trọng, thế là các triệu chứng của Parkinson xuất hiện.

Điều trị Parkinson chủ yếu là dùng thuốc để bổ sung lượng dopamine thiếu hụt. Thuốc điều trị cung cấp dopamine dưới dạng tiền chất (levodopa) khi uống vào sẽ được khử carboxy và biến thành dopamine ở trong não và cả khu vực ngoài não. Dopamine tồn tại ở ngoài khu vực ngoại vi sẽ gây ra tác dụng phụ, nhất là ở giai đoạn trễ của bệnh (sau 5-7 năm), khiến người bệnh khó chịu không kém so với những triệu chứng của bệnh. Người bệnh thường rất khó xử: không uống thuốc thì không cử động được, uống thuốc vào thì người lắc lư, chân tay múa may không tự chủ vì tác dụng phụ...

Sự ra đời của Madopar là một cột mốc quan trọng trong điều trị giai đoạn đầu của Parkinson. Thành phần của viên thuốc này gồm levodopa và benserazide (chất được sử dụng nhăm ức chế quá trình khử carboxy ở levodopa để biến thành dopamine ở ngoại vi) với tỉ lệ 4:1, nhằm tối ưu hóa việc ngăn chặn quá trình levodopa khử nhóm carboxy ở ngoại biên và chỉ cho quá trình này diễn ra trong hệ thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, ở những bệnh nhân điều trị lâu ngày, người ta nhận thấy cần phải tăng liều Madopar bởi ngày càng nhiều levodopa bị phá hủy ở ngoài hệ thần kinh trung ương. Khi hấp thu vào cơ thể, levodopa chuyển hóa theo hai hướng chính: khử carboxy và o-methyl hóa. Do benserazide chỉ ức chế được quá trình khử carboxy, còn quá trình o-methyl hóa vẫn xảy ra và có xu hướng tăng ở người bị bệnh Parkinson điều trị lâu dài với Madopar. Vì thế có sự ra đời của Stalevo.

Trong Stalevo có sự kết hợp giữa ba thành phần carpidopa, levodopa và entacapone. Carbidopa ức chế quá trình khử carboxy của levodopa ở ngoại biên; entacapone ức chế men o-methyltransferase, làm ức chế quá trình o-methyl hóa levodopa ở ngoại vi, dẫn đến làm tăng levodopa trong các nhân xám của hệ thần kinh trung ương. Do vậy, Stalevo (chưa thấy xuất hiện ở VN) hiệu quả hơn trong điều trị Parkinson so với Madopar.

Kích thích bằng điện

Mỹ là quốc gia có nhiều người mắc Parkinson nhất trên thế giới và cũng là nước tiến hành nhiều nghiên cứu nhất về bệnh này.

Không may, do ảnh hưởng của đạo luật cấm tài trợ kinh phí cho những nghiên cứu về tế bào gốc (dưới thời tổng thống Bush con) nên người Mỹ đã đi sau người Trung Quốc về lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh Parkinson.

Mới đây, đạo luật cấm tài trợ kinh phí cho những nghiên cứu về tế bào gốc đã được chính quyền của Tổng thống Obama dỡ bỏ, những nghiên cứu về tế bào gốc được nối lại.

Liệu pháp kích thích bằng điện (Activa Parkinson’s control therapy) được phép áp dụng vào điều trị Parkinson ở châu Âu, Canada vào năm 1998 và ở Mỹ năm 2002. Phương pháp này sử dụng điện để kích thích trực tiếp vào não của người bệnh.

Thiết bị gồm có điện cực được gắn trực tiếp vào trong não, bộ phận kích thích thần kinh có chứa nguồn pin nhỏ và một con chip phát ra những xung động điện giúp kiểm soát các triệu chứng Parkinson, cùng một hệ thống dây dẫn để nối các điện cực với bộ phận kích thích.

Để làm được trị liệu này, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh sẽ tiến hành mổ để đưa điện cực vào não người bệnh. Đây là một phẫu thuật đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều trang thiết bị hiện đại, chỉ những trung tâm thần kinh lớn trên thế giới mới có khả năng làm được (hiện ở khu vực Đông Nam Á chỉ có Bệnh viện quốc gia Singapore và Bangkok Hospital của Thái Lan).

Phương pháp gắn thiết bị kích thích không dành cho người thu nhập thấp, bởi nó có chi phí khoảng 55.000 USD. Nhưng nó chỉ nhằm giúp bệnh nhân ít bị run, kiểm soát tốt hơn vận động và tư thế, làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Điểm bất lợi là chỉ cần tắt máy thì xuất hiện ngay các triệu chứng. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này vẫn phải uống levodopa hăng ngày với liều lượng giảm hơn so với lúc chưa mang thiết bị kích thích.

Sử dụng tế bào gốc

Phương pháp điều trị triệt để bệnh Parkinson là sử dụng tế bào gốc. Khi được tiêm vào, các tế bào gốc sẽ đến định cư trong các hạch nền ở thân não và biệt hóa thành những tế bào nền tiết ra dopamine, giúp cho quá trình dẫn truyền thần kinh bình thường trở lại.

Một trung tâm nghiên cứu tế bào gốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Wu Stemcell Medical Center) đã áp dụng phương pháp sử dụng tế bào gốc để điều trị thành công bệnh Parkinson. Trong hai năm, 2008-2009, trung tâm này đã điều trị cho 50 bệnh nhân Parkinson, tỉ lệ thành công đạt 98%, kinh phí một ca điều trị khoảng 32.000 USD. 

BS TRẦN HOÀI NHÂN

BS TRẦN HOÀI NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên