16/01/2010 07:57 GMT+7

Hi sinh vì nghệ thuật

LAK DIXKINTHẦY ĐỀ (rút ngắn)
LAK DIXKINTHẦY ĐỀ (rút ngắn)

TTC - Xaveli Drozđốp, đạo diễn trẻ mang một bầu tâm huyết nghề nghiệp đến nhận công tác ở một nhà hát của thành phố nọ. Anh được ban lãnh đạo nhà hát đón tiếp nồng nhiệt và tạo mọi điều kiện ăn ở tốt nhất.

XOX2MFcF.jpgPhóng to

Xaveli dành suốt 1 tuần lễ đầu xâm nhập thực tế bằng việc xem các vở diễn của nhà hát, trò chuyện với các nghệ sĩ, xem xét, phân tích... và nhiều điều khiến anh ngạc nhiên. Chẳng hạn, trong số vở diễn của nhà hát có những vở quá tẻ nhạt, cảnh trí nghèo nàn... Càng phân tích càng khiến anh củng cố quyết tâm phải làm nên một vở diễn ra hồn. Trong tay Xaveli có sẵn kịch bản xuất sắc đang được trình diễn thành công ở thủ đô, còn kế hoạch dàn dựng anh đã suy nghĩ cân nhắc từng chi tiết.

Xaveli đem kịch bản đó đọc cho các nghệ sĩ nghe và bắt tay vào việc phân vai. Sau khi phân vai xong, anh đến gặp đạo diễn chính của nhà hát để tham khảo ý kiến. Nhìn danh sách diễn viên được phân vai, đạo diễn trưởng nhà hát liền hỏi:

- Thế còn chị Gudunhina đâu?

- Chị ấy thì đóng được vai gì, thưa anh?

- Tất nhiên là vai nữ chính.

- Nhưng chị ấy...

- Già chớ gì? Ai rồi chẳng già? Nhưng dù có già, chị ấy vẫn là vợ của giám đốc nhà hát, mà từ trước đến nay, nếu không có chị ấy thì không thể có vở diễn được. Còn Sipxốp nữa, anh cũng không để ông ta đóng vai nào à?

- Vở diễn không có chỗ cho ông ấy

- Đạo diễn trẻ dứt khoát.

- Tùy anh thôi!

- Đạo diễn trưởng cười mỉa

- Nhưng tôi xin báo để anh biết, Sipxốp là chủ tịch công đoàn, nhà cửa, vé nghỉ, quĩ trợ cấp... tất tần tật trong tay ông ấy.

- Điều đó liên quan gì đến vở diễn?

- Có thể vở kịch của anh không cần ông ấy, nhưng cuộc sống hằng ngày của tất cả chúng ta lại cần đến ông ấy. Thế ai sẽ dàn cảnh cho vở diễn?

- Lúc còn ở thủ đô, tôi đã thuyết phục Phéclusin, một họa sĩ xuất sắc.

- Sao? Anh không đùa đó chớ? Một họa sĩ từ thủ đô? Anh có hình dung được chi phí, tốn kém thế nào không?

- Nhưng vở diễn này cần đến tài năng của anh ấy!

- Tại đây chúng ta cũng có một họa sĩ tài ba là Sindakova, một người thạo việc của mình.

- Chị ấy mà là họa sĩ tài ba?

- Đạo diễn trẻ kinh ngạc

- Theo tôi, không thể kiếm được người nào bất tài hơn. Hay chị ấy lại là vợ của một ông nào đấy?

- Cô ấy là vợ của tôi

- Đạo diễn trưởng trả lời với vẻ thách thức.

Và rồi như để kết thúc câu chuyện, ông ta nói tiếp:

- Thôi được, anh cứ làm theo ý anh. Nói như người ta thường nói, chúc anh thành công! Nhưng này, anh cứ xem như anh không hề trao đổi với tôi, không hề gặp tôi...

Suốt mấy ngày sau, Xaveli tối mặt suy nghĩ. Lâm vào hoàn cảnh này, người có thể giải quyết thỏa đáng là giám đốc nhà hát nhưng khốn nỗi Gudunhina lại là vợ của ông ta. Trong việc này, ai là người công tâm? Quần chúng, công chúng ư? Nhưng than ôi, tất cả từ công đoàn, từ nồi cơm tấm áo. Còn cấp cao hơn? Đến gặp chủ tịch Hội Sân khấu thành phố ư? Như thế có nghĩa là phải bắt đầu cuộc sống của mình trong nhà hát bằng sự xung đột, nhưng theo anh đạo diễn còn đầy hoài bão, đó lại là giải pháp cần thiết, vì không làm như thế thì làm sao bảo vệ được nghệ thuật, mà nghệ thuật chân chính luôn đòi hỏi sự hi sinh.

Xaveli chuẩn bị đến Hội Sân khấu thành phố thì được biết vở kịch cũ rích chán phèo, khiến khán giả ngủ gật trong chương trình của nhà hát lại là tác phẩm mới nhất của chủ tịch hội.

Xaveli không đến Hội Sân khấu nữa mà đóng cửa phòng tiếp tục “cân não” suốt 2 ngày, và cuối cùng đi đến kết luận: Đúng là nghệ thuật luôn đòi hỏi sự hi sinh, và nếu để cho vợ giám đốc nhà hát đóng vai nữ chính, thì điều này lẽ nào lại không phải là sự hi sinh? Và tin tưởng giao cho chủ tịch công đoàn đóng vai nam chính cũng không phải là một hi sinh nữa hay sao? Và khi tinh thần hi sinh được đặt lên hàng đầu, thì việc giao cho vợ đạo diễn trưởng lo việc dàn dựng sân khấu là chuyện không còn băn khoăn nữa.

Khi anh đạo diễn trẻ đầy nhiệt huyết nghề nghiệp ngày nào đã chấp nhận tinh thần hi sinh như thế, chỉ một thời gian ngắn, anh ta được phân một căn hộ tuyệt đẹp, và đang rục rịch dàn dựng một vở kịch mới do chủ tịch hội vừa viết xong chưa kịp ráo mực.

Với tinh thần sẵn lòng hi sinh vì nghệ thuật như thế, Xaveli nắm chắc vị trí đạo diễn trưởng nhà hát ngay sau khi ông này về hưu. Và không dừng ở đó, anh đạo diễn trẻ còn muốn leo lên những chiếc ghế cao hơn, bởi anh ta luôn hết lòng hi sinh vì... nghệ thuật.

LAK DIXKINTHẦY ĐỀ (rút ngắn)

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

TImlcSbT.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 395 (ra ngày 1-1-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

LAK DIXKINTHẦY ĐỀ (rút ngắn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên