Quốc gia thành công nhất khi theo đuổi việc trọng bằng cấp là Nhật Bản, tại nước này việc đánh giá người lao động dựa nhiều vào bằng cấp họ có được thật sự tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ trong xã hội, người lao động thi đua nhau để có được những mảnh bằng có chất lượng từ đó làm tiền đề cho sự thành đạt. Tuy nhiên ở ta thì chuyện này lại khác nhiều, rất nhiều trường hợp tấm bằng ĐH không gắn với năng lực thật sự của người sở hữu và cơ chế đánh giá cũng không quan tâm đến sự "tương thích" này mà chỉ chú trọng vào tấm bằng mà thôi.
Bằng cấp chỉ là tiền đề chứ không phải là đối tượng để căn cứ vào đó mà xem xét tiềm năng và khả năng phát triển tiếp theo của con người, thế nhưng trên thực tế người ta lại thường xem chúng là công cụ hàng đầu. Chính vì nhận thức thiếu sót này đã đồng thời dẫn đến hai vấn đề lớn: thức nhất, một số người có "bằng thật nhưng chất lượng thấp" có cơ hội bước vào những vị trí quan trọng mà bản thân không xứng đáng; thứ hai, đã tước đi nhiều cơ hội được khẳng định của những người tuy bằng cấp thì không nhưng lại có khả năng.
Những tấm gương về sự thành đạt mà không cần qua bằng cấp là điều rất đáng tuyên dương nhưng không nên lấy đó làm lạc quan vì cho đến nay con số này là cực kì hiếm so với số lượng người khả năng kém nhưng do giỏi "chạy" bằng cấp mà có được vị trí cao, kiếm tiền dễ dàng.
Muốn thay đổi tình trạng này thì trước hết phải thay đổi cơ chế đánh giá năng lực con người, quan tâm đến năng lực, khả năng thể hiện và kinh nghiệm có được. Nếu làm tốt, khi ấy sẽ có thể tạo ra một lực lượng người thành đạt mà không cần bằng cấp ĐH này nọ, đó là bằng chứng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất để cho các bạn trẻ thấy rằng "ĐH không phải là con đường duy nhất".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận