16/09/2007 12:04 GMT+7

"Hãy mang theo mũ bảo hiểm đạt chất lượng"

Nhóm PV TTO
Nhóm PV TTO

TTO - Là câu trả lời của các chuyên gia, các cơ quan chức năng với hơn 400 câu hỏi xoay quanh chiếc mũ bảo hiểm được bạn đọc gửi đến buổi giao lưu trực tuyến "Tôi đội mũ bảo hiểm" sáng 16-9-2007.

js1hq7tK.jpgPhóng to
Nhu cầu mua mũ bảo hiểm tăng cao, hàng loạt điểm bán mọc lên trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D

Các khách mời giao lưu đã tư vấn cặn kẽ cách nhận biết mũ bảo hiểm chất lượng tốt, hướng dẫn mua ở đâu, đội mũ như thế nào, mang mũ theo, giữ mũ ra sao, giải thích tác dụng của mũ bảo hiểm khi có tai nạn, ứng xử với mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, cơ quan chức năng làm gì để kiểm soát mũ giả, cung cấp các con số về tỷ lệ chấn thương sọ não trong tai nạn giao thông…

Xem phóng sự: Một ngày cấp cứu chấn thương sọ não tại BV Chợ Rẫy, TS.BS Dương Minh Mẫn:

Các câu hỏi của bạn đọc không chỉ giải đáp thắc mắc cho riêng mình, mà còn giúp các cơ quan chức năng có thêm nhiều thông tin để thiết lập các hành lang pháp lý đảm bảo an toàn cũng như tiện lợi cho người dân thực hiện chủ trương đội mũ bảo hiểm của Nhà nước.

Các khách mời của cuộc giao lưu gồm:

- Ông Lê Toàn, phó giám đốc Sở Giao thông công chính TP.HCM

- Thượng tá Võ Văn Vân, phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, CA TP.HCM

- Tiến sĩ bác sĩ Dương Minh Mẫn, Trưởng khoa Chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy

- Ông Dương Thanh Hoàng, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng ban kiểm tra, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM

* * * * * * * * * * * * * * * * * *

Nội dung giao lưu:

* Xin hỏi thời gian chính thức áp dụng đội mũ bảo hiểm trên toàn quốc? Mức xử phạm cụ thể trong toàn bộ các trường hợp? Có hạn chế việc đội mũ ra đường vào ban đêm không? (Nguyen Thanh Su, 28 tuổi, yourfriend3103@)

- Ông Lê Toàn: Thời gian chính thức áp dụng đội mũ bảo hiểm: ngày 15/12/2007. Việc đội mũ bảo hiểm là bắt buộc khi điều khiển xe máy khi tham gia giao thông, không kể ban ngày cũng như ban đêm. Mức xử phạt: do Công an TP.HCM.

* Việc bắt buộc đội MBH khi điều khiển xe máy trong nội thành có thật cần thiết khi giao thông luôn ùn tắc ? Các ngành chức năng đã có biện pháp gì để đảm bảo chất lượng MBH? Nếu vẫn chưa quản lý được thì thiệt thòi vẫn nằm về phía người dân - tiền mất tật mang, đem lại nguồn lợi béo bở cho nguồn hàng lậu ? (B.Châu, 25 tuổi, bcworld...@yahoo.com)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT là nhằm giảm thiểu chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông. Do đó để hạn chế số người chết và chấn thương sọ não khi xảy ra TNGT thì vấn đề đội MBH là hết sức cần thiết. Việc đội MBH này không ảnh hưởng gì đến việc ùn tắc giao thông trong nội thành.

* Người dân ai cũng biết đội nón bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, với chất lượng của nón trôi nổi như hiện nay thì ai dám đảm bảo những chiếc nón đó sẽ hạn chế được rủi ro, hay chúng ta chỉ tham gia mua nón để đội cho có phong trào. Thiết nghĩ, để chính sách đội nón bảo hiểm được tốt, nhà nước phải siết chặt khâu kiểm tra chất lượng của nón bảo hiểm, có như thế người dân mới an tâm khi đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông. (Nguyễn Văn Huy, 22 tuổi, vinaair@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - Trưởng phòng Quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học Công Nghệ TP.HCM: Theo Nghị quyết của Chính phủ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe môtô, gắn máy là một quyết định phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra, đặc biệt là giảm các ca tử vong do chấn thương sọ não. Thế nên việc người dân phải đôị mũ bảo hiểm, trước hết là tuân thủ quy định của nhà nước, mà quan trọng hơn cả chính là bảo vệ tính mạng của mình.

Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang tăng cường kiểm tra, giám sát các qui định liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm.

Để các cơ quan nhà nước có đủ cơ sở cho việc kiểm tra, xử lý, người tiêu dùng nên chọn lựa mũ bảo hiểm có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi có đầy đủ cơ sở pháp lý, các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

* Thưa chú, chú có thể cho cháu được biết hình phạt của người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử lí như thế nào?phạt tiền bao nhiêu? Xin cám ơn (Nguyễn Thị Trà My, 18 tuổi, makefriend05@)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Hiện nay, việc xử lý người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm được quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính Phủ và mức phạt đối với vi phạm này là : "Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng". Và tại Điểm a, khoản 1, Điều 7, Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính Phủ thì đối với lỗi vi phạm này còn bị tạm giữ phương tiện 03 ngày.

* Nhà tôi hiện đang có 2 chiếc mũ dành cho vận động viên đua xe đạp (của người thân ở nước ngoài cho 2 đứa con của tôi), vậy tôi hỏi là con chúng tôi được dùng mũ này thay cho mũ bảo hiểm kg? Vì theo tôi thấy tôc độ xe đạp đua còn nhanh hơn xe gắn máy đi trong TP. Xin cảm ơn (Hiền, 50 tuổi, hienhau@)

- Ông Lê Toàn: Mũ dành cho VĐV đua xe đạp là MBH, đảm bảo các tiêu chuẩn của MBH thì được phép dùng.

* Mũ bảo hiểm có giảm được tai nạn giao thông ở VN không? Và giảm khoảng bao nhiêu phần trăm trong quý 4-2007?? (Đông Hải, 40 tuổi, vhdonghai@)

- Ông Lê Toàn: Việc đội MBH sẽ có hai tác dụng chính, một là giúp người lưu thông trên đường ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ giao thông, hai là sẽ giảm và hạn chế mức độ tai nạn và thương tật khi bị TNGT. Để giảm được số vụ tai nạn giao thông, đòi hỏi người dân phải chấp hành luật lệ giao thông nghiêm ngặt khi lưu thông trên đường. Năm 2004, Chính phủ cũng đã áp dụng bắt buộc đội MBH khi lưu thông trên đường, và sau 3 tuần thực hiện, số người chết đã giảm 26, 9%. Vì vậy, theo tôi, nếu đội MBH thì đương nhiên số phần trăm người chết sẽ giảm.

hpNxL1KZ.jpgPhóng to
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến - Ảnh: N.C.T.
* Khi bị TNGT làm thế nào để xác định chấn thương đó là hoàn toàn do MBH 100% hoặc 70%, 50%.... mức độ xử lý về pháp luật. (HongLam, 45 tuổi, Tuyethonglam)

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Chấn thương sọ não vào bệnh viện Chợ Rẫy ngày càng gia tăng:

+ Năm 2000: 28.423 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, Tử vong: 1.422 bệnh nhân

+ Năm 2001: 35.118 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, Tử vong: 1.756 bệnh nhân

+ Năm 2002: 36.229 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, Tử vọng: 2079 bệnh nhân

+ Năm 2003: 29.582 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, Tử vong: 1.627 bệnh nhân

+ Từ năm 2000-2003: khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, không ghi nhận trường hợp nào bệnh nhân chấn thương sọ não đội nón bảo hiểm.

+ Từ năm 2004: 28.976 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tử vong 1.520 bệnh nhân có ghi nhận là 27 trường hợp có đội nón bảo hiểm.

* Từ năm 2005: 26.082 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tử vong 1.431 bệnh nhân có ghi nhận là 39 trường hợp có đội nón bảo hiểm.

* Từ năm 2006: 29.015 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tử vong 1.640 bệnh nhân có ghi nhận là 28 trường hợp có đội nón bảo hiểm.

Qua các số liệu trên chúng ta thấy người bị chấn thương sọ não do TNGT không đội MBH là rất lớn, vấn đề đội MBH là để bảo vệ sọ não khi bị TNGT, MBH làm giảm thương tổn sọ não khi bị TNGT. Nhiều công trình cho thấy đội MBH tránh hơn 80% chấn thương sọ não nặng (máu tụ nội sọ, để lại dư chứng yểu liệt, sống đời sống thực vật) khi bị TNGT.

Ở những nước tiên tiến (Pháp) khi làm bệnh án bệnh nhân bị chấn thương sọ não do TNGT người bác sĩ phải ghi nạn nhân lúc bị tai nạn có đang đội MBH hay không. Nếu MBH không còn trên bệnh nhân (không đội, đội mà không đeo dây mà để nón bị bay đi, trước khi đầu đập xuống đất). Thì việc chi trả bảo hiểm Y tế của bệnh nhân này thấp hơn so với người có đội MBH khi bị chấn thương sọ não.

MBH là một dụng cụ theo xe máy, xe máy muốn vận hành tất cả chi tiết của xe máy đều vận hành, trong đó MBH phải được sử dụng khi lưu hành xe máy. Việc yêu cầu đội MBH khi đi xe máy phần lớn các hãng xe dán chổ dễ nhìn thấy nhất trên xe máy, điều này nên bắt buộc các hãng xe sản xuất xe máy tại Việt Nam phải dán yêu cầu này ở vị trí người lái xe dễ nhìn nhất (Nơi chìa khóa mở máy xe). Đi xe máy không đội MBH là phạm luật ở hầu hết các nước trên thế giới.

* Ngày 15-12 là mốc thời gian để toàn dân chấp hành việc đội MBH trên tất cả mọi tuyến đường khi tham gia giao thông bằng xe môtô và gắn máy, nhưng hiện nay luật sẽ mang lại sự giàu có cho nhiều nhà kinh doanh MBH cả trong và ngoài nước. Còn việc luật nói trên có giảm nhẹ được TNGT hay không thì mọi chuyện lại không chắc được như vậy. Làm thế nào để người dân an tâm khi tìm được một chiếc mũ vừa ý-an toàn-giá cả hợp lý? (Nguyễn Đăng Hồng, 23 tuổi)

- Ông Dương Thanh Hoàng: Để thực hiện giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu TNGT theo nghị quyết 32/2007/NG-CP của chính phủ là nguyện vọng của toàn dân. Do vậy chúng ta cần ủng hộ nhiều biện pháp mà trong đó có chủ trương đội MBH đối với người đi xe gắn máy. Việc kinh doanh MBH hợp pháp cũng là góp phần thực hiện chủ trương của chính phủ và cũng là quyền của người dân.

* Cho tôi hỏi các quan chức đã khi nào đi xe máy ra đường chưa? Hay chỉ là đi xe hơi rồi muốn đưa ra luật cho có? Hãy thử đặt mình vào vị trí người đi xe máy bây giờ thử xem. Tôi không nói là không nên đội nón nhưng đã có ai kiểm soát chất lượng nón chưa, còn vấn đề cất giữ nón khi tới nơi vui chơi thì sao? (Thanh Hòa, 24 tuổi, phonghoa2005@)

- Ông Lê Toàn: Theo quy định hiện hành tất cả các sở ngành cánbộ CNV kể cả lãnh đạo đều phải đội nón bảo hiểm khi điều khiển xe máy lưu thông trên đường. Vì vậy, việc đội mũ bảo hiểm là áp dụng đối với tất cả mọi người điểu khiển xe máy khi tham gia giao thông.

Nón bảo hiểm cần phải đảm bảo chất lượng, do đó người mua cần lưu ý nón bảo hiểm phải được dán tem kiểm định chất lượng, ghi rõ nơi xuất xứ

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường (trong đó có nón bảo hiểm) do cơ quan quản lý thị trường kiểm soát.

* Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường, có phải đồng nghĩa với việc bắt buộc một số đông người dân phải phạm luật mặc dù chính bản thân họ cũng không muốn không ? (Camen, 21 tuổi, theanhbao@)

CiJBmwck.jpgPhóng to
Ông Lê Toàn, phó giám đốc Sở GTCC - Ảnh: N.C.T.
- Ông Lê Toàn: Đã là người dân thì phải chấp hành theo quy định của pháp luật. Theo Nghị quyết 32 của Chính phủ vừa ban hành, kể từ 15-12- 2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường, kể cả trong nội đô đều bắt buộc đội MBH. Vì vậy, mọi người dân phải tuân theo NQ này.

* Nhìn thế nào để biết một chiếc nón bảo hiểm tốt giữa muôn ngàn vàng thau lẫn lộn? (Tiêu Thị Ngọc Điệp, 21 tuổi, tieudiept@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Người tiêu dùng có thể nhận biết qua đánh giá ngoại quan, là một trong những yêu cầu đối với mũ bảo hiểm.

Cụ thể: Bề mặt ngoài của mũ và các phụ kiện đi kèm phải trơn, nhẵn, không có vết nứt hoặc cạnh sắt. Kể cả các đinh tán không có gờ cạnh nhọn, sắt. Các quai đeo và khóa mũ phải chắc chắn theo cảm nhận của người mua.

Tuy nhiên, để có thể đánh giá được chất lượng của mũ có đạt yêu cầu theo qui định hay không thì phải qua thử nghiệm.

Điều quan trọng hơn cả là khi mua mũ phải chọn mũ có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn hàng hóa theo qui định của Nhà nước.

* Liệu lực lượng công an giao thông hiện nay có thể kiểm soát hết tất cả các tuyến đường không? Vậy các đường nội bộ và đường trong hẻm, khi có người không thực hiện việc đội nón bảo hiểm thì có bị kiểm tra và xử phạt không? (Camen, 21 tuổi, theanhbao@)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Trước mắt làm công tác tuyên truyền. Bởi thói quen và nhận thức của mỗi người còn khác nhau. Từ đó, điều đầu tiên là các cơ quan có liên quan tuyên truyền cho người dân thay đổi thói quen, Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước làm gương cho người dân noi theo, tạo thành một hiệu ứng xã hội trong việc chấp hành đội mũ bảo hiểm, áp dụng trên các tuyến Quốc lộ, sau đó theo dõi rồi nhân rộng trên toàn tuyến đường.

Hiện nay, lộ trình thực hiện đã nêu rõ trong Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính Phủ, từ ngày 01/08/2007 đã thực hiện và đến ngày 15/12/2007 sẽ thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường khi đi trên xe môtô, gắn máy. Lộ trình như thế đủ để người tham gia giao thông hiểu và chấp hành.

Đối với lực lượng CSGT biện pháp thực hiện là cứ tăng cường xử phạt để răn đe. Có thể xử phạt ông A nhưng có tác dụng răn đe cho hàng loạt người khác. Vì tuyên truyền giáo dục phải đi đôi với việc xử lý những người không chấp hành nghiêm.

* Trên các tuyến đường ngay trung tâm quận 1 như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi thì có cần và có nên đội mũ bảo hiểm không? (pham quoc quyen, 20 tuổi, quyen19882@)

- Ông Lê Toàn: Theo NQ 32 của Chính phủ, tất cả các tuyến đường trong nội đô đều bắt buộc đội MBH, bao gồm cả các tuyến đường bạn đề cập.

* Theo thông tin tuyên truyền thì số người bị chấn thương sọ não quá lớn do không đội mũ bảo hiểm. Vậy tỷ lệ ca chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu trong nội thành TP.HCM? (đặng hữu lâm, 26 tuổi, nova_sonic1252000@)

wv7T4s7h.jpgPhóng to
TS.BS Dương Minh Mẫn - Ảnh: N.C.T.
- TS.BS Dương Minh Mẫn:

+ Năm 2000: 28.423 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, Tử vong: 1.422 bệnh nhân. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 16.749

+ Năm 2001: 35.118 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, Tử vong: 1.756 bệnh nhân. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 1.955

+ Năm 2002: 36.229 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, Tử vọng: 2079 bệnh nhân. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 18.847

+ Từ năm 2000-2003 Khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy không ghi nhận bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT có đội NBH.

+ Năm 2003: 29.582 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, Tử vong: 1.627 bệnh nhân. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 14.773

+ Năm 2004: 28.976 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, tử vong 1.520 bệnh nhân có ghi nhận là 27 trường hợp có đội nón bảo hiểm. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 13.843

+ Năm 2005: 26.082 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, tử vong 1.431 bệnh nhân có ghi nhận là 39 trường hợp có đội nón bảo hiểm. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 12.656

+ Năm 2006: 29.015 bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT, tử vong 1.640 bệnh nhân có ghi nhận là 28 trường hợp có đội nón bảo hiểm. Chấn thương sọ não xảy ra ở địa phận TP.HCM là 13.386

+ Từ năm 2000-2003 Khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận bệnh nhân chấn thương sọ não do TNGT có đội NBH:

- 2004: 27 trường hợp có đội NBH/28.976 bệnh nhân.

- 2005: 39 trường hợp có đội NBH/26.082 bệnh nhân.

- 2006: 28 trường hợp có đội NBH/19.823 bệnh nhân.

Như vậy tỉ lệ bệnh nhân bị chấn thương sọ não do TNGT mà có đội nón bảo hiểm vào cấp cứu tại BV Chợ Rẫy là rất thấp.

* 1. Xin hỏi: trong các vị lãnh đạo ở đây, có vị nào đi làm bằng xe gắn máy không?

2. Xin hỏi ông Toàn và ông Vân nghĩ sao về tình trạng ùn tắc giao thông? Với chiếc MBH trên đầu, chạy xe với tốc độ dưới 20km/h, có hợp lý không?

3. Việc phân luồng xe như hiện nay tại Q.3, chế độ "ưu tiên" cho xe buýt chạy trong tuyến xe 2 bánh, đào đường một cách vô tội vạ... các vị nghĩ sao? Xin cảm ơn! (Tran Nam, 40 tuổi, tran_nam62@)

- Ông Lê Toàn: Hiện nay, tất cả cán bộ CNV của Sở GTCC đều đi làm bằng xe gắn máy và các kloại phương tiện công cộng khác.

- Việc ùn tắc giao thông chỉ xảy ra vào một số thời điểm và khu vực cục bộ, do đó việc đội nón bảo hiểm là cần thiết vì nó sẽ bảo vệ tính mạng của bạn được an tòan nếu có tai nạn xảy ra. Ngoài ra, liên quan đến tác dụng của mũ bảo hiểm và tốc độ, theo nghiên cứu của Châu âu (cost 327) cho thấy xương sọ có thể bị vỡ ở tốc độ va đập 30km/h và não có thể bị tổn thương ở tốc độ 11km/h.

- Phương tiện vận tải hành khách công cộng cần phải được phát triển (trong đó có phương tiện xe bus) nhằm mục đích hạn chế các loại phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông để giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Vì vậy, việc ưu tiên cho xe bus là nhằm mục đích trên.

- Việc đào đường hiện nay nhằm mục đích: thi công các công trình trọng điểm, phát triển mạng cấp nước, thóat nước,...đây là nhu cầu bức xúc phục vụ cho người dân trong tương lai, nên việc đào đường bắt buộc phải thực hiện.

- Việc thi công và tái lập mặt đường hiện nay vẫn còn tồn tại một số đơn vị thi công không đáp ứng yêu cầu của ngành giao thông, do đó Sở GTCC đã chỉ đạo cho Thanh tra GTCC kiên quyết xử phạt đối với các đơn vị vi phạm, đối với các đơn vị vi phạm nhiều lần Sở sẽ kiến nghị thành phố không cho đơn vị trên tham gia thi công trên địa bàn thành phố.

* Xin vui lòng cho biết địa chỉ MBH uy tín và chất lượng ở TP.HCM hiện nay. Xin cảm ơn. (Huỳnh Văn Châu, 54 tuổi, huynhchauck@....)

* Hiện nay MBH bán trên thị trường rất nhiều, người dân biết loại nào đạt chuẩn, bảo đảm chất lượng? Mong các ban ngành hướng dẫn, thông báo để người dân không bị lừa. (Nguyễn Văn Huấn, 38 tuổi, nguyenhuân9@...)

* Tôi muốn mua MBH có chất lượng và giá cả phải chăng thì nên mua ở đâu? Hiện nay trên thị trường có nhiều loại MBH không đạt chất lượng sao vẫn được lưu hành? Giá MBH thời gian này có bị hét lên trời không? Làm gì để tránh tình trạng đó khi mà cung không đủ cầu? (T, 20 tuổi, xanhdatroi_87@…)

* Cần mua MBH ở đâu mới đạt chất lượng? Số lượng có đáp ứng đủ nhu cầu của người dân không? (Phạm Hữu Luận 28 tuổi, hluan403@...)

- Ông Dương Thanh Hoàng: Để có thể mua được MBH đảm bảo chất lượng và giá cả, kiểu dáng phù hợp theo ý muốn thì nên đến các điểm kinh doanh có uy tín như siêu thị, các đại lý thuộc các công ty có thương hiệu hoặc các cửa hàng có niêm yết giá, MBH có dán tem kiểm định chất lượng, Ngoài ra, cần nhận biết mũ có chất lượng qua cảm nhận bên ngoài từ độ sắc sảo của các chi tiết, vật liệu cứng cáp, có ghi nhãn mác hàng hóa (tên sản phẩm)…

Sau khi đã lựa chọn đủ các tiêu chí nêu trên thì cần yêu cầu nơi bán xuất hóa đơn quy định để có thể khiếu nại nếu có sự cố.

* 1/ Ba người ngồi trên xe phải đội 3 mũ hay sao? 2/ Nếu đi vào chiều tối rất khó quan sát khi 3 người ngồi trên xe đều đội mũ. (Nguyễn Thuý Nương, 40 tuổi, ticonuong@)

- Ông Lê Toàn: Khi TNGT xảy ra, không phân biệt bao nhiêu người ngồi trên xe. Vì vậy, mỗi người đều phải đội MBH, bất kể thời điểm nào.

* Tôi rất ủng hộ ý liến tất cả mọi người tham gia gioa thông đều phải đội mũ bảo hiểm vì đó là an tòan cho mọi người. Nhưng tôi có một thác mắc thế thì ban đêm thì sao? người tham gia giao thông cũng phải đội "nồi cơm điện" khi đi ra ngoài? Có những lúc họ muốn đi dạo thôi, chở bạn gái hay người thân đi chơi cũng phải đội mũ nữa sao? (Lê, 25 tuổi, lttrinhtvu@)

x90cuJCJ.jpgPhóng to
Thượng tá Võ Văn Vân (trái) - Ảnh: N.C.T.
- Thượng tá Võ Văn Vân: Tai nạn giao thông thường thì không ai muốn và cũng không biết xảy ra lúc nào. Do đó người tham gia giao thông phải suy nghĩ từ mục đích là an toàn cho bản thân mình chứ không nên suy nghĩ là có bị phạt hay không. Từ suy nghĩ đó mà quyết định việc đội mũ bảo hiểm cho bản thân mình.

Có một thực tế mà CSGT cần trao đổi thêm đó là : Về ban đêm tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ khoảng 70% số vụ TNGT xảy ra trong ngày. Và ngày Lễ, ngày thứ 7, chủ nhật TNGT tăng cao hơn ngày thường.

* Xin hỏi một câu: Nón bảo hiểm tràn lan, làm sao quản lý giá, chất lượng? Gặp tai nạn bể ai bồi thường? Nón có qui định bao nhiêu gam không? (Nguyên Nhã, 25 tuổi, davidnha@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Sở Thương mại - Chi cục quản lý thị trường là cơ quan quản lý về giá cả thị trường. Khi có vấn đề liên quan đến chất lượng mũ, cơ quan chức năng sẽ xem xét và xử lý, tuy nhiên mũ phải có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì mới có cơ sở pháp lý để xử lý.

Theo tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 quy định mũ bảo hiểm loại cả hàm nhỏ hơn hoặc bằng 1,5kg; loại nửa đầu và cả đầu và tai thì nhỏ hơn hoặc bằng 1 kg.

* Nếu tôi đội mũ bảo hiểm mà không có kiểm định thì có bị phạt không? (Ngô Phước Thanh, 30 tuổi, vi_luckythuynguyen@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Hiện nay, Nhà nước chưa có qui định, tuy nhiên người tiêu dùng cần chọn lựa mũ bảo hiểm có chất lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho chính mình và góp phần hỗ trợ cho Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn.

* Xin hỏi ông Lê Toàn: - Đội mũ bảo hiểm có phải là giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông? - Ông nghĩ sao khi trên đường có nhiều xe lưu thông mà người ngồi sau tay lái có giấy phép lái xe giả,hay giấy "thật" nhưng học "giả"? Cám ơn ông và quí báo. (Nguyễn Quân Vũ, 28 tuổi, vutamchi@)

- Ông Lê Toàn: Việc đội NBH là một trong những giải pháp tác động đến ý thức khi tham gia giao thông nên cũng là giải pháp làm giảm thiểu TNGT. Đối với việc học giả nhưng bằng thật (nếu có) là một tệ nạn cần được xử lý kiên quyết. Người tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm của bản thân mình để tránh TNGT cho bản thân cũng như cho những người khác khi tham gia lưu thông.

* Nếu như có một người sử dụng MBH, đi đến một bãi giữ xe và bị mất MBH. Cơ quan chức năng xử lý như thế nào khi người đó PHẢI tiếp tục "cuộc hành trình"? (Quách Nhơn Anh, 34 tuổi, nhonanhquach@)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Theo khoản 2, Điều 13 và Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng và tạm giữ phương tiện 03 ngày đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

* Xin hỏi bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Có biện pháp nào để bảo vệ người tiêu dùng khi mua nhầm Mũ bảo hiểm dỏm, làm cách nào để biết mũ Bảo hiểm đúng tieu chuẩn (Nguyễn Hùng Dũng, 51 tuổi, dungphuongtk_56@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Như chúng tôi đã trao đổi ở trên, thì người tiêu dùng nên chọn loại mũ bảo hiểm có rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu gặp phải vấn đề về chất lượng, người tiêu dùng có thể liên lạc đến một số địa chỉ sau đây:

- Thanh tra Sở KH-CN TP.HCM: 9 326 888

- Phòng Quản lý Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng): 9307908

* Trước tình hình sản xuất MBH giả và kém chất lượng như hiện nay thì Chi cục quản lý thị trường đã làm gì?

- Ông Dương Thanh Hoàng: Trước nay, việc chống hành giả, hàng không có nguồn gốc hoặc hàng kém chất lượng vẫn là nhiệm vụ thường xuyên của anh em Chi cục trên nhiều loại hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, khi chủ trương đội MBH được triển khai thực hiện thì lượng kinh doanh MBH kém chất lượng có tăng cao. Tại chi cục, ngoài việc cử các chuyên viên tham gia các đoàn thanh tra chất lượng MBH do Sở KH-CN làm trưởng đoàn, Chi cục quản lý thị trường còn có 24 đội nằm tại các quận, huyện và 4 đội thuộc TP tham gia kiểm tra liên tục và chuyên sâu đối với mặt hàng này.

Số lượng MBH tạm giữ hiện nay đã lên đến hơn 10.000 cái, trong đó có cả hàng đang sản xuất và hàng đã đưa vào kinh doanh. Và việc kiểm tra, xử lý mặt hàng này sẽ được chi cục tiếp tục đưa vào kế hoạch lâu dài và kiên quyết nhằm giúp thị trường MBH được bảo đảm hơn cho cả người sử dụng và các doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Ngoài ra, việc MBH kém chất lượng còn bán được là do một số người chưa ý thức cao việc bảo vệ tính mạng của mình mà chỉ mang tính đối phó với quy định nên chỉ muốn mua cho có. Do đó, chi cục mong muốn việc giáo dục ý thức về lợi ích của việc đội MBH cùng với ý thức tuân thủ pháp luật chung được tăng cường trong thời điểm này. Đồng thời, kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng bằng cách không mua dù có được bán với giá rẻ.

Chi cục sẽ đưa đầy đủ thông tin đến các cơ quan thông tin đại chúng về các sản phẩm, đơn vị có sản phẩm vi phạm tiêu chuẩn về chất lượng, nhãn mác và tiếp nhận các thông tin của quần chúng để phục vụ công tác kiểm tra qua đường dây nóng số (08) 9 321 014 hoặc liên hệ với các đội QLTT quận huyện.

* Nhận thức tầm quan trọng của mũ bảo hiểm, tôi muốn mua ngay. Tuy nhiên, tôi rất lo ngại về chất lượng của mũ. Vui lòng cho tôi biết, có thể mua những mũ có chất lượng tại địa chỉ nào không? Xin cám ơn. (TRUONG HOA MINH, 26 tuổi, hoaminh2000@)

VeYj28jV.jpgPhóng to
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga đang trả lời thắc mắc của bạn đọc tại tòa soạn Tuổi Trẻ Online - Ảnh: N.C.T.
- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Người tiêu dùng nên mua tại những địa điểm kinh doanh cố định như là các siêu thị, cửa hàng kinh doanh hợp pháp. Tránh mua mũ tại những địa điểm không có địa chỉ rõ ràng. Vì nếu có vấn đề khiếu nại sẽ khó cho việc xử lý.

Sắp tới, khi có kết quả thử nghiệm chính thức, cơ quan chức năng sẽ công bố thông tin đến người tiêu dùng.

* Tôi thắc mắc Bộ GTVT ra quyết định bắt buộc người dân đội mũ bảo hiểm mỗi khi lên xe môtô, xe máy có trực tiếp phỏng vấn lấy ý kiến người dân hay chưa? Các cán bộ chức năng có đảm bảo làm như vậy là làm giảm số vụ tai nạn giao thông hàng năm hay không? (Võ Văn Tài, 25 tuổi, dmlinh84@)

- Ông Lê Toàn: Trong năm 2004, theo thống kê của UBATGT Quốc gia, sau 3 tuần thực hiện quy định về đội NBH, số người chết do TNGT giảm 26.9%.

* Tại sao mũ bảo hiểm là tự nguyện mà lại bắt buộc đối với người dân trong khi bảo hiểm là trách nhiệm người tham gia giao thông? (lê thanh lương, 20 tuổi, chandoi@.vn)

Ông Lê Toàn: Việc đội mũ bảo hiểm chỉ bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe gắn máy.

* Tôi không thích đội nón bảo hiểm bởi vì tôi tự biết mình phải làm như thế nào để được an toàn khi lưu thông. Nhà nước áp đặt như vậy thử hỏi quyền tự do của chúng tôi ở đâu? (Duc Tai, 24 tuổi, loverock842001)

- Ông Lê Toàn: Vì ATGT cho bản thân và cho cộng đồng của chúng ta, mong bạn chấp hành nghiêm chỉnh NQ 32 của CP đã ban hành.

- Thượng tá Võ Văn Vân: Nếu bạn không muốn đội NBH mà vẫn đảm bảo an tòan, bạn có thể sử dụng các loại phương tiện vận tải công cộng để tham gia lưu thông.

* Xin cho biết giữa đội mũ bảo hiểm che cả lỗ tai và trên lỗ tai, cách đội nào tốt hơn? Làm thế nào để mua được cái mũ bảo hiểm chất lượng? Khi mua mũ bao hiểm cần quan tâm đến các thông số gì ghi trên mũ? (Nguyễn Văn lành, 29 tuổi, nguyenvanlanh1978@)

- TS.BS Dương Minh Mẫn:

* Cấu tạo chính của MBH:

- Lớp vỏ bên ngoài: Hình cầu cần nhẵn, tác dụng khi va chạm, lực chứng động loa tỏa ra khắp bề mặt, không tập trung tại 1 điểm.

- Lớp nẹp chống va chạm: được làm bằng chất Polystyrene dản nỏ, hút ẩm, cắt giảm sự va chạm trên bề mặt. Đây là cấu tạo quan trọng nhất của MBH, phần này cần được kiểm định nghiêm ngặc, tôi đề nghị các cơ quan kiểm điệm cần phải kiểm định chất lượng cấu tạo của phần này. Người đội MBH có thể kiểm tra đơn giản bằng cách dùng tay ép mạnh vào lớp móp chống va chạm này, nếu lớp móp quá mềm để lại vết lõm sau khi ấn thì đây là mũ giảm không tác dụng bảo vệ sọ não khi bị chấn thương.

- Quai cầm (Dây cài nón): Quai cầm bảo vệ cho nón vững chắc khi đội, không làm cho nón rớt ra khi bị tai nạn, do đó khi đội MBH khi đi xe máy cần cái chắc quai cầm hơn là chỉ úp nón lên đầu, để đối phó với CSGT.

* Cách lựa MBH:

- Lớp vỏ bên ngoài cần trơn nhãn.- Lớp nẹp chống va chạm có chất lượng như đã mô tả phần trên.- Quai cầm phải chắc chắn.- Lòng MBH vừa kích với đầu người đội: Khoảng cách giữa đầu và lớp nẹp chống va chạm không rộng không thể đưa lọt cả lòng bàn tay vào trong đầu (Dưới 2cm).

Tác dụng bảo vệ MHB chủ yếu là dựa vào lớp móp chống va chạm (hấp thu lực chấn thương); những MBH đang lưu hành trên thị trường (trên vành tai dưới vành tai) thường có lớp móp chống va chạm trên vành tai nên theo ý kiến cá nhân lưu thông trong nội thành cần lưu ý cần lưu ý lựa MBH có lớp móp bảo vệ phần sọ não (trên vành tai cũng tạm đủ), khi lưu thông ở những đường quốc lộ có tốc độ lưu thông cao cần đội MBH có lớp móp chống va chạm tốt và phần bảo vệ hàm của nó.

* Xin hỏi với trẻ em bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm? (Quang, 27 tuổi, ngvq2@)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Đã ngồi trên xe gắn máy thì phải đội MBH, vì TNGT xảy ra không phân biệt độ tuổi.

* Gửi cô Nguyễn Thị Thanh Nga: Làm thế nào để biết mũ có chất lượng tốt hay xấu? Thị trường hiện giờ quá nhiều loại mũ bảo hiểm. Con là sinh viên nên không có tiền nhiều để xài mũ xịn! Vì thế cô mách cho con nên xài mũ của hãng nào cho hợp túi tiền với sinh viên chúng con! Cảm ơn cô, chúc cô mạnh khỏe! (Quỳnh Tiên, 19 tuổi, lhqt345@tamky.city)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Khi có kết quả thanh kiểm tra chính thức, các cơ quan chức năng sẽ công bố thông tin cụ thể trong thời gian sớm nhất về chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn.

Nếu thắc mắc, em có thể liên hệ qua điện thoại: 9 307 908 sẽ tư vấn cụ thể cho em. Cám ơn em.

* Thưa BS Mẫn, tôi nghe nói không đội MBH khi té xuống đường dễ bị chấn thương sọ não, nhưng đội MBH tốt khi té xuống có khi gãy cổ. Có đúng vậy không ạ? BS đã gặp trường hợp nào như thế chưa? Theo ý kiến BS thì như thế nào? (nguyên, 50 tuổi, nguyen@)

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Cảm ơn câu hỏi của bác Nguyên về sự quan tâm MHB.

Nạn nhân khi bị chấn thương do TNGT, tất cả cơ quan đều bị chấn thương với tỉ lệ khác nhau, người bị chấn thương có thể đồng thời bị nhiều thương tổn kèm theo như; chấn thương sọ não có thể kèm gãy tay chân, chấn thương ngực, bụng, cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng...

Vấn đề sơ cứu nạn nhấn đúng cách tại hiện trường là rất quan trọng, để giảm các biến chứng không đáng có do việc di chuyển không đúng cách.

Thực tế tại BV Chợ Rẫy, và các Y văn trên thế giới, gần như không thấy báo cáo trường hợp nào gãy cột sống cổ do đội MBH khi bị chấn thương do TNGT. Nguồn tin của bác tôi cũng thường nghe nhưng mang tính chất tin đòn nhưng chưa được kiểm chứng.

* Xin hỏi việc bắt buộc đội MBH trong thành phố vào 12/2007 có thể lùi lại một thời gian nửa hay không? Bởi vì như vậy là quá gấp rút trong khi nhà nước chưa chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt và còn nhiều vấn đề bức xúc như: chất lượng MBH, rất nhiều bất tiện do chưa quen đội MBH trong TP... sẽ dẫn đến nguy cơ tai nạn còn cao hơn, trong khi tai nạn không do MBH mà là do taxi, xe tải, một số ít người lạng lách... Như vậy xin xử lý các vấn đề này trước rồi mới bắt buộc đội MBH trong TP có được không? Rất mong nhận câu trả lời của cơ quan chức năng, xin cảm ơn. (Nguyễn Chinh, 26 tuổi, lambasino@)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Thời gian quy định việc áp dụng đội nón bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng trên tòan quốc vào ngày 15/12/2007, do đó việc lùi thời hạn này thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tuy nhiên, việc đội nón bảo hiểm nhằm giảm thương tật và tử vong cho bản thân người tham gia giao thông. Vì vậy, việc đội MBH nên thực hiện sớm.

* Tôi mua bảo hiểm xe máy của CTCP Bảo Hiểm AAA. Nơi đây tặng nón BH của CTYSX và TM Nhựa Nghĩa Phát, có in ký hiệu TCVN5756-2006. Nhưng theo công bố chỉ tiêu là TCVN5756-2001. Như vậy MBH của Nghĩa Phát có đạt chất lượng không. Xin cám ơn. (Huong Huyen, 53 tuổi, Hong_2007@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Căn cứ để đánh giá chất lượng hiện nay là TCVN 5756:2001. Như vậy, ký hiệu TCVN 5756:2006 như câu hỏi đã nêu là không phù hợp. Chúng tôi sẽ ghi nhận thông tin này và có biện pháp quản lý. Xin cám ơn.

* Những ai bị bắt buộc đội nón bảo hiểm và phải đội khi lưu thông trên những con đường nào. Theo ý kiến của tôi đội nón bảo hiểm trong TP sẽ làm cho nón bảo hiểm giả tăng vì người dân sẽ có tâm lí đội để tránh công an, hơn nữa sẽ giảm khả năng quan sát của người tham gia giao thông điều này sẽ làm nguy cơ tai nạn cao hơn vì mật độ xe trên các con đường quá dày!Xin cám ơn đã nghe ý kiến của tôi (thanh, 19 tuổi, ntt1741988@)

- Ông Lê Toàn: Theo NQ 32 của CP, tất cả mọi người dân đều phải đội MBH khi lưu thông trên tất cả các tuyến đường của thành phố. Việc kiểm tra và xử phạt các cơ sở sản xuất MBH giả, hiện nay đã và đang thực hiện kiểm tra do các cơ quan chức năng.

* Bác sĩ có ý kiến như thế nào về chức năng nghe nhìn của người đi xe gắn máy giữa đường phố đông đúc khi đội nón bảo hiểm?

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Tôi thường xuyên đội MBH khi lưu thông trên đường phố đặc biệt trên các tuyến quốc lộ, tôi không thấy vấn đề gì nghe nhìn khi đội MBH.

Chỉ có vấn đề cảm giác cái đầu của mình hơi "lạnh lạnh" khi đi xe gắn máy mà không đội MBH. Cảm giác này bạn sẽ có khi bạn thường xuyên đội MBH khi đi xe máy. Cảm ơn câu hỏi của bạn.

* Mũ BH nên áp dụng khi đi trên đường xa lộ thôi. Chẳng lẽ cái hẻm cụt mà cũng phải đội mũ sao? Người ngồi sau có phải đội mũ không? Con cái không thích đội khi ngồi sau xe, thì tôi có bị vi phạm pháp luật không? hay chỉ có con tôi mới vi phạm? Cách xử lý với trẻ ra sao? (Minh Hà, 38 tuổi, saigon_saigon54@)

- Thượng tá Võ Văn Vân: Qua phân tích số liệu tai nạn giao thông chúng tôi nhận thấy tai nạn giao thông xảy ra cả trên đường Quốc lộ và trong các đường hẻm nội thị và tỷ lệ bị chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông chiếm khoảng 80%. Do đó đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường là thật sự cần thiết.

Theo Nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính phủ người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm, do đó người ngồi sau và trẻ em ngồi trên xe môtô, gắn máy khi lưu thông trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm nếu không đội MBH vẫn bị xử phạt theo quy định. Các trường hợp vi phạm trên ngoài bị phạt theo quy định còn bị tạm giữ xe 03 ngày.

* Chào ông Lê Toàn cho Tôi xin hỏi: Tại sao xe đạp điện và xe gắn động cơ điện khi lưu thông lại không bắt buộc đôi mũ bảo hiểm? Vì thực chất phương tiện ấy không khác gì xe máy và khi xảy ra tai nạn cũng bị chấn thương như xe máy!Tốc độ xe cũng chạy 45-50 km/h như xe máy dung tích 50cc! (Nguyễn Kim Tuấn, 37 tuổi tuổi, nguyenkimtuan1971@)

- Ông Lê Toàn: Theo nghị định 152/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa quy định mức xử phạt đối với phương tiện này khi tham giao thông. Tuy nhiên, chúng tôi xin ghi nhận và sẽ phản ánh vấn đề trên đến cấp có thẩm quyền.

* Chất lượng mũ bảo hiểm là điều đáng quan tâm nhất khi tình trạng chất lượng mũ không đủ tiêu chuẩn bán khắp nơi. Như vậy, người dân mua nhằm mũ bảo hiểm kém chất lượng đều bị phạt nhưng thực tế lỗi đó không phải do người tiêu dùng mà do nhà sản xuất và người kiểm tra chất lượng. Đứng ở góc độ người quản lý thì các Ông có suy nghĩ gì? (Nguyễn Hồng Hạnh, 28 tuổi, nguyenhanh090980)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Hiện nay chưa có qui định xử phạt đối với người sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cân lựa chọn mũ bảo hiểm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

* Theo tôi việc đội mũ bảo hiểm trong nội thành HN và TPHCM không bức thiết bằng việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Không nên nghĩ rằng bắt buộc người đi xe máy đội mũ bảo hiểm được là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ An toàn giao thông. (Thành Nam, 47 tuổi, cua_troicho@)

- Ông Lê Toàn: Theo thống kê của ban ATGT thành phố trong 5 tháng đầu năm, TNGT đường bộ chiếm 555 vụ, làm chết 469 người và bị thương 346 người khác. Hầu hết các vụ TNGT đều do người điều khiển xe gắn máy gây ra hoặc liên quan đến xe gắn máy (khoảng trên 70% số vụ) và điểm đáng lưu ý là những người tử vong trong các tai nạn này đều không đội MBH. Vì vậy, đội MBH là một trong các giải pháp giảm TNGT.

* Đặc trưng khí hậu của Sài Gòn khá nóng. Mọi người thường đi dạo vào buổi tối để thư gĩan sau những ngày làm việc mệt mỏi vì khí hậu buổi tối dễ chịu hơn. Vậy cho hỏi vào buổi tối phải đội nón bảo hộ như thế nào để vẫn thư giãn được. Xin hỏi khi đi dạo mà cứ lụp sụp cái nón trên đầu thì có thoải mái không? Nhất là những cặp tình nhân thì sẽ ra sao? (Chinh, 28 tuổi, phamvietchinh@)

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Theo đề tài nghiên cứu các yếu tô nguy cơ gây chấn thương sọ não do TNGT của chúng tôi đề tài đã được nghiệm thu tại Sở công nghệ KH&MT, cho thấy chấn thương sọ não do TNGT do TNGT xảy ra nhiều nhất từ 20h cho đến 1h sáng.

Bạn nên nhớ lại câu trả lời thí sinh đạt giải Én bạc trong cuộc thi người dẫn chương trình truyền hình vừa qua: "Em không đi với anh nếu anh không đội MBH"... Nếu tôi nhớ không lầm.

* Khi sử dụng MBH mua tại Siêu thị hoặc các cửa hàng kinh doanh có bảng hiệu bị TNGT do MBH không đạt chất lượng, ai sẽ chịu trách nhiệm? Nếu TNGT đó để lại hậu quả nghiêm trọng pháp luật sẽ xử lý như thế nào? (Hong Lam, 45 tuổi, Tuyethonglam@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Theo quy định, cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa không đạt chất lượng thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định 126 về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

* BS đã gặp trường hợp nào bị thương do MBH dỏm chưa? Những mảnh nhựa cứng bị vỡ ra có thể găm vào sọ não hay không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? (Binh, 21 tuổi, thanh_binh@).

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Tôi đang sưu tầm các MBH "dỏm" ở các bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nếu em muốn xem em hãy đến khoa chấn thương sọ não BV Chợ Rẫy tôi sẽ trình bày.

Cụ thể có một trường hợp người chồng đội MBH "dỏm", người vợ ngồi sau đội MBH có chất lượng. Khi bị tai nạn MBH người chống thì nứt lớp móp chống va chạm bị xẹp lại (như em mua ổ bánh mì 1.000 đồng bóp lại nó xẹp rất nhiều), Kết quả người chống bị dập não nứt toát các khớp sọ phải nằm viện gần 1 tháng, khi xuất viện ở tình trạng không bình thường (Không hiểu người khác nói, không tự sinh hoạt...). Còn MBH của người vợ và sọ não người vợ bình thường. Chỉ nằm viện 1 ngày.

Tôi chưa thấy trường hợp nào nhựa cứng vỡ đâm vào sọ não.

* Khi bắt buột đội mũ bảo hiểm để kéo giản số vụ tai nạn giao thông? khi trên thị trường có quá nhiều mũ nhái, mũ giả? Xin Hỏi Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng ban kiểm tra, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM làm sao hạn chế được số mũ kém chất lượng trên thị trường? (nguyễn ngọc hiển, 30 tuổi, handbookgoes@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, giám sát đối với nơi kinh doanh và sản xuất mũ nhái, giả và có xử lý theo quy định. Mong anh chọn lựa mũ bảo hiểm có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.

* Hiện nay tôi đang làm việc tại khu công nghiệp Trung An-Tiền Giang, tôi xin hỏi khi sử dụng nón bảo hiểm, phải đội nón có kính chắn, hay là không có kính chắn? (Dương Thanh Vũ, 30 tuổi, thanhvu0913103054@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Quy định không bắt buộc người tiêu dùng phải đội mũ có kính chắn hay không, tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn. Xin cám ơn.

* Kính gởi Bác sĩ Dương Minh Mẫn. Vợ tôi năm nay 51 tuổi bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hai năm nay chữa đã bớt, mỗi lần đội MBH vào là bịnh tái phát dù tôi đã chọn cho vợ tôi mũ tương đối gọn nhẹ. Xin hỏi BS trường hợp vợ tôi phải làm sao nếu bắt đội mũ BH trăm phần trăm. Xin cảm ơn BS. (Trần Đình Nam, 60 tuổi, quynhnhu5675@).

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Cảm ơn câu hỏi của bác về MHB, và sự quan tâm đến người bạn đời của bác. Như tôi đã trả lời các câu hỏi trên, MBH không ảnh hưởng đến cột sống cổ đặc biệt là MBH có chất lượng, bác gái chỉ cần đội MBH có lớp móp che trên mang tai là đủ. Một lần nữa chúc hai bác được khỏe mạnh và hạnh phúc an toàn khi lưu thông trên đường phố.

* Tôi muốn xài loại mũ có có nhiều chức năng (dùng khi trời nắng, hoặc khi trời mưa... càng nhiều chức năng càng tốt) thì liên hệ ở công ty nào? (TRẦN. QUANG. DIỆU, 1968 tuổi, tran_quangdieu2002@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Hiện nay có 3 loại mũ theo TCVN 5756:2001 là loại nửa đầu; loại cả đầu và tai và loại cả hàm.

Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng, nhà sản xuất sẽ nghiên cứu sản xuất phù hợp theo nhu cầu. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại mũ có nhiều lỗ trên đỉnh mũ, theo chúng tôi thì người tiêu dùng không nên chọn lựa loại mũ này nhằm hạn chế vật nhọn đâm vào khi có va chạm.

* Câu hỏi với thầy Mẫn: có cần thiết phải đội mũ BH khi chỉ đi có 100m không? (quynh nhu, 22 tuổi, quynhnhu9485@)

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Cảm ơn em Quỳnh Như, nếu tôi nhớ không lầm em đang là sinh viên Y 5 đang thực tập tại BV Chợ Rẫy. Là nhân viên Y tế tôi nghĩ mình phải nghiêm túc đội MBH.

Như tôi thường trình bày trong các bài giảng về chấn thương sọ não, tai nạn lưu thông thường xảy ra lúc mới bắt đầu khởi hành "năm đến mười phút" bắt đầu vận chuyển xe máy. Và lúc chuẩn bị tới điểm đến vì hai thời điểm này chúng ta không tập trung vào việc lái xe.

Do đó đi 100m cũng phải đội MBH, tôi đã nhiều lần dẫn chứng các trường hợp chấn thương sọ não do TNGT xảy ra vào hai thời điểm trên với các hậu quả khủng khiếp cho xã hội (nạn nhân là bác sĩ, kỹ sư mới ra trường...) và gia đình (con trai duy nhất)...

* Nếu như trẻ sơ sinh đội nón bảo hiểm thì có gây chấn thương cột sống và sự phát triển bình thường về não không, thưa bác sĩ? (Luu Quang Huy, 19 tuổi, luu.quanghuy@)

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Chúng ta chưa có luật bắt buộc trẻ em đội MBH, nhưng qua các nghiên cứu chúng tôi thấy lứa tuổi từ 5-15 tuổi cũng thường bị chấn thương sọ não do TNGT, nhất là khi đi xe đạp. Theo tôi nhà nước cũng phải đưa ra luật đội MBH cho người xe đạp khi họ biết điều khiển xe đạp.

Con bạn là trẻ sơ sinh thì cả thế giới này không ai đội MBH cho các cháu. Bạn nên đi với cháu bằng xe taxi thì tốt hơn vì trời TP.HCM nhiều bụi bặm, mưa nắng... không có lợi cho sức khỏe cháu khi chở cháu bằng xe máy.

Cảm ơn câu hỏi của bạn và sự quan tâm của bạn đối với các trẻ sơ sinh.

* Cả gia đình tôi bốn người, tuyệt đối chấp hành khi ngồi lên xe máy là đội mũ bảo hiểm, không tính độ dài bao nhiêu mét và bất kỳ trên các đường. Xin quí Ông, Bà chỉ cho làm sao phân biệt hàng giả, ở VN có bao nhiêu hảng sản xuất nón BH có chất lượng, cụ thể là các hãng nào. Rất cảm ơn được trả lời. (Nguyễn Văn Tuấn, 1959 tuổi, tuanmythuatbd@)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga: Trước mắt, ông có thể chọn các loại mũ bảo hiểm có thương hiệu như Protec, Amoro (không phải Amaro), VR-1... Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục công bố thêm những đơn vị khác khi có kết quả thử nghiệm mẫu. Cám ơn ông.

* Kính gởi BS Minh Mẫn. Ông cho biết với tình trạng mũ bảo hiểm như hiện nay có an toàn cho người dân sử dụng MBH hay không, trong khi MBH kém chất lượng rất nhiều và ông có dám chắc chắn rằng khi đội MBH là không ảnh hưởng đến tính mạng hay không, hay chỉ là tránh bị chấn thương sọ não thôi? Có khi nào BS nghĩ rằng tránh được CTSN thì bị CTCS hay không vì tôi có một người bạn đã qua đời khi cũng sử dụng MBH như lời các ông nói. (thanh long, 22 tuổi, phuocngoclong@)

- TS.BS Dương Minh Mẫn: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Như tôi đã trả lời các câu hỏi trên, MBH có thể bảo vệ sọ não của bạn khi bị TNGT. Nhưng MBH cũng có giới hạn của nó nếu nạn nhân chạy với tốc độ quá cao trên 80km/h đâm thẳng vào xe khác hoặc cột điện, hoặc bị xe khác cán qua đầu hoặc qua người thì có lẽ nạn nhân sẽ tử vong, mà lỗi không phải do MBH.

Tôi rất chia sẻ với những nỗi đau khi mất mát người thân, nhất là đang di chuyển trong một môi trường giao thông còn nhiều vấn đề, đặc biệt chúng ta cũng thường xuyên lưu thông với những người điều khiển phương tiện giao thông đang say xỉn hoặc có chất gây nghiện (công trình nghiên cứu tai nạn giao thông trong các ngày lễ tết của chúng tôi, đã báo cáo ở Ủy ban ATGT TP.HCM). Do đó tôi nghĩ rằng đội MBH là một trong những phương tiện để bảo vệ chính mình khi lái xe máy.

Một lần nữa tôi cũng chia buồn với sự mất mát của bạn. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho tôi.

* Nếu tôi mua mũ bảo hiểm và phân biệt bằng cách thả rơi mũ bao hiểm ở độ cao vừa phải của chủ tiệm. Nếu nó vỡ tức là mũ đó là giả, khi đó tôi có quyền không trả tiền bồi thường mũ đã vỡ được không? (Huỳnh Trọng V

Nhóm PV TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên