Phóng to |
Giờ học của lớp 1A10 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Học sinh muốn vào lớp 1 trường này năm học tới sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 28-5 - Ảnh: Vĩnh Hà |
Sau cuộc thi, em nào đạt dễ sinh tính tự cao, em hỏng dễ sinh lòng mặc cảm. Những vết hoen đầu tiên sẽ hằn trong trí óc trẻ thơ. Tôi không đồng tình với ý kiến của PGS Hợp cho rằng "việc lựa chọn sàng lọc học sinh đủ tiêu chuẩn mới nhận vào trường có thể phần nào đánh giá được giá trị thương hiệu của trường đó".
Theo tôi, trường nào nào muốn nâng cao giá trị thương hiệu, hãy chứng tỏ bằng chất lượng giáo dục cuối mỗi năm của mình trên những học sinh được tuyển bình thường theo khu vực như quy định của ngành lâu nay. Vì cũng theo PGS Hợp "quan niệm GD hiện đại đánh giá mọi học sinh đều thông minh", đó mới là quan niệm thật sự khoa học.
Tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp
Tại sao các con em chúng ta càng ngày càng chịu những áp lực trong học tập của người lớn tạo ra. Bộ Giáo dục - Đào tạo hãy vào cuộc, giám sát hoạt động tuyển sinh của các trường tiểu học, đặt mục tiêu giáo dục phổ thông và tạo cho các em một tuổi thơ hồn nhiên, thoải mái và vẫn học tập tốt. Thiết nghĩ việc gây dựng thương hiệu của một số trường đang dần tạo áp lực học tập và đánh cắp tuổi thơ của trẻ em Việt Nam.
Không nên thi tuyển vào lớp 1
Thiết nghĩ, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chính sách chỉ đạo chung, cứ để Sở Giáo dục Hà Nội cho phép các trường tuyển sinh vào lớp 1 như trên thì thật không công bằng, vì các cháu phải được học hành, đó là quyền, trách nhiệm của chúng ta là phải tạo điều kiện hết mức để các cháu được học.
Vì vậy không nên để có chuyện thi tuyển vào lớp 1. Hãy mở rộng nhiều trường học hơn để giang tay đón nhận các cháu, những chủ nhân tương lai của đất nước vào học.
Trẻ em mình gian nan từ ngày đầu đi học
Trong khi nước ta đang huy động xóa nạn mù chữ, kêu gọi tất cả các trẻ em đều có quyền được đi học thì bây giờ, để được vào lớp 1, lớp học căn bản nhất mà mỗi người cần phải đi qua để tiếp tục phát triển, các em lại phải gánh chịu sự khó khăn, gian nan ngay từ điểm khởi đầu. Giáo dục là để biến một người không biết gì thành người có hiểu biết, chứ đâu phải để tuyển lựa những cá nhân xuất chúng... Không phải tôi ca ngợi gì các nước phương Tây, nhưng tôi thấy họ có chính sách giáo dục rất hay là "vào dễ ra khó", trong khi đó ở mình thì ngược lại "vào khó ra dễ", như vậy chẳng phải làm giảm đi chất lượng giáo dục hay sao?
Thật đáng buồn cho ngành giáo dục
Ngành giáo dục không có những ngăn chặn, quyết định gì sao khi tình trạng này đang xảy ra? Tại sao cứ phải phân chia ra, trường tiểu học cũng có vụ trường chuyên, trường điểm, vô lý hết sức.
Con em chúng ta có quyền bình đẳng về giáo dục, phân ra như vậy chẳng khác nào tước đi tàn nhẫn môi trường học tập tốt của những em rớt, còn đối với những học sinh lọt vào mức chọi 1/5 đó, hỏi thử muốn biến học sinh thành những cái máy chỉ biết tối ngày lao đầu vào việc học hay chăng? Thật phi lý và phản giáo dục.
Giáo dục là quá trình rèn luyện về đạo đức là trước hết, kỹ năng sống và sau cùng không kém phần quan trọng là kiến thức. Và kết quả của giác dục là đưa con người hướng tới bậc thang NGƯỜI, chứ không phải cái máy tính cấp cao...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận