Thoạt nghe rất hay. Nhưng oái oăm là “gói” dịch vụ hấp dẫn của công ty trên vẫn ít có người đoái hoài dù xuất khẩu lao động (XKLĐ) mới 1-2 năm trước - kể cả XKLĐ sang thị trường lương thấp nhất như Malaysia (khoảng 3,5 triệu đồng/tháng) - vẫn là công việc hấp dẫn nhiều lao động VN. Điều gì khiến các công ty XKLĐ “hạ mình” đến mức như vậy để tìm kiếm lao động?
Ở thị trường lao động Malaysia, ngoài lao động VN còn có lao động Trung Quốc, Philippines. Nhưng đáng chú ý là trong số lao động các nước có mặt ở đây, lao động VN luôn là đối tượng được trả lương thấp hơn. Nghĩa là dù lao động VN không đi Malaysia vì lương thấp thì ở đó vẫn có lao động một số nước đang làm việc và được trả công cao hơn.
Điều đó không chỉ diễn ra ở Malaysia. Ở nhiều thị trường khác, lao động VN vẫn chịu tình cảnh có thu nhập thấp hơn bạn bè như vậy. Điều đó có nguyên do của nó.
Chất lượng lao động và tính kỷ luật kém là điều mà nhiều thị trường lao động thường phàn nàn về lao động VN. Đã vậy, trong sinh hoạt sau giờ làm việc nhiều lao động lại còn bê bối: bài bạc, rượu chè, hút xách, đánh lộn...
Chính những chuyện như vậy đã làm mất giá lao động VN trên thị trường quốc tế. Khi lao động nhiều nước như Thái Lan, Philippines đang ngày càng tạo được thương hiệu thì ở một góc nào đó, lao động VN đang làm cho mình trở nên tai tiếng. Hệ quả là thị trường mới kiếm được khó khăn, thị trường cũ thì trả giá thấp và thấp đến mức không còn hấp dẫn, doanh nghiệp phải “hạ mình” đỏ mắt mà không tìm ra người đi.
Câu chuyện này đã được cảnh báo hơn mười năm trước, và giờ đã thành sự thật. XKLĐ mỗi năm đem về cho quốc gia hơn 1 tỉ USD. Điều đó hết sức đáng ghi nhận. Nhưng để tiếp tục kiếm thêm nhiều đồng tiền như vậy thì cần phải đầu tư hơn nữa, ở đây là đào tạo nâng cao chất lượng lao động để cạnh tranh với lao động các nước khác, xây dựng cho mình một thương hiệu hàng hóa sức lao động...
Đáng tiếc thay, đã không làm được điều đó mà càng ngày vì thiếu lao động, các doanh nghiệp càng vơ vét bất cứ lao động nào, bất kể chuẩn chất, miễn sao “đưa đi được”. Chương trình ưu đãi XKLĐ cho 61 huyện nghèo (mà mục tiêu đặt ra là từ năm 2009-2015 sẽ đưa đi khoảng 60.000 lao động), ngoài việc chú trọng yếu tố “nghèo” để tạo việc làm, tạo thu nhập cho họ cũng cần quan tâm đến chất lượng lao động, chất lượng tay nghề, góp phần làm nên thương hiệu chất lượng lao động VN trên thị trường lao động thế giới.
Nếu không, ngành dịch vụ XKLĐ sẽ còn tiếp tục khốn đốn, hoặc được trả lương rẻ mạt như hiện nay!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận