19/08/2008 06:41 GMT+7

Hành trình hoa đom đóm

TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN(ĐH An Giang) 
TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN(ĐH An Giang) 

AT - 1. Hoa đom đóm, đó là cái tên thầy phó hiệu trưởng trìu mến gọi chúng tôi trong ngày ra quân chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè. Hành trang nặng trên vai, chúng tôi mang theo tất cả niềm háo hức về quê, lòng nhủ lòng sẽ cố hết sức "tỏa sáng".

5Hx9rSRE.jpgPhóng to
AT - 1. Hoa đom đóm, đó là cái tên thầy phó hiệu trưởng trìu mến gọi chúng tôi trong ngày ra quân chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè. Hành trang nặng trên vai, chúng tôi mang theo tất cả niềm háo hức về quê, lòng nhủ lòng sẽ cố hết sức "tỏa sáng".

2. Một ngày, hai ngày, rồi ba, bốn, năm ngày... và nhiều hơn thế nữa, cứ nắng cứ mưa, trời quê mùa hè như thử thách sức chịu đựng của những con đom đóm mới trở về từ phố. Lặn lội tìm đến từng nhà để vận động các em ra lớp, mới nghe, mới thấy, mới xót xa trước bao nhiêu hoàn cảnh. Bỏ học, còn nhỏ xíu mà các em đã phải cùng cha mẹ lao vào cuộc mưu sinh, vật lộn từng ngày với cái nghèo, cái khó. Chuyện học hành lúc này đâu còn cần thiết nữa. Cũng phân trần, thuyết phục, kết quả có thế này thế khác nhưng mỗi lần trở ra từ những mái nhà lụp xụp ấy, chúng tôi không nén được tiếng thở dài.

Chạng vạng, kết thúc một ngày mệt nhọc làm vận - động - viên, tôi thong dong đạp xe về. Chợt nghe lòng nặng trịch khi thấy mấy em nhỏ giờ này vẫn còn cõng gạch dưới mé sông. Cục đất quê mình lại đè lên những tấm lưng nhỏ bé quê mình! Cắm cúi đi trong bóng chiều, đường đến lớp của các em gian nan quá!

3. Lam lũ, đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về tất cả học viên ở lớp học phổ cập này. Những vạt tóc loe hoe vàng vì nắng cháy, những bộ đồ thun cũ kỹ mà các em vẫn mặc thường ngày ở nhà, cùng nước da ngăm đều khiến tôi trông lạ lẫm, cứ ngắm mãi các em. Khác với các địa phương bạn, ở thị trấn quê tôi sinh viên về không phải đứng lớp. Công việc chủ yếu là làm việc với sổ sách, đến nhà vận động và mỗi tối vào điểm dạy để xem tình hình, chuyện trò và vui chơi cùng các em. Hỏi đến cảnh nhà, có em kể mà giọng cứ nghèn nghẹn, run run. Còn tôi, phải cố gắng giấu những cái chắc lưỡi, sợ sẽ khiến các em thêm mủi lòng: "Hồi ba em chưa chết, ba cụt tay hằng ngày đi bán vé số, mẹ em làm gạch. Khi ba chết rồi mẹ biểu nghỉ học đi làm gạch với mẹ...".

Một nét chung nữa là em nào đến đây cũng đều rất ham học và thèm được đi học theo kiểu "đàng hoàng" như các bạn học chính qui. Với các em, mái trường - thầy cô - bè bạn - quà bánh - nô đùa - tiếng trống mỗi bận ra vào lớp - mùa thi... tất cả như đã dạt về một miền xa xôi nào đó. Tíu tít kể lại những kỷ niệm hồi còn đi học, các em không giấu được nét ngậm ngùi trong những đôi mắt đen láy, dù vẫn đang cười. Rồi tôi kể các em nghe về trường đại học, về rất nhiều những cái hay, cái lạ mà các em chưa biết. Tròn xoe mắt, các em nghe chăm chú như thể đang phiêu du.

Có nhiều hôm tôi được đứng trên bục giảng khi giáo viên nào đó bận việc. Đổi không khí, lớp học rộn những tiếng cười. Các em cứ không thôi gọi "cô” khiến đêm về tôi phải mất ngủ! Có hôm cúp điện cô trò kéo cả bàn ghế ra sân... Thương biết chừng nào những khi về các em còn ngoái lại dặn: "Mai mốt dạy nữa nghe cô!": Đường quê về đêm chẳng còn làm tôi sợ nữa. Chợt nhớ ra mình là đom đóm!

1s0k4gjs.jpgPhóng to

Áo Trắng số 30 (ra ngày 15-8-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN(ĐH An Giang) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên