18/05/2008 04:02 GMT+7

"Hành trình cam" - chuyến đi của lương tri

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Đi để chia sẻ và cùng những nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đấu tranh đòi công lý, một cuộc bộ hành xuyên Việt đã được khởi xướng bởi một cựu binh Mỹ và một nhóm tình nguyện viên người Việt. Chuyến đi bộ mang tên "Hành trình cam".

ZHLA9rF5.jpgPhóng to

Duff (phải) thực hiện “Hành trình cam” trên đường phố Huế - Ảnh: Bá Dũng

TT - Đi để chia sẻ và cùng những nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đấu tranh đòi công lý, một cuộc bộ hành xuyên Việt đã được khởi xướng bởi một cựu binh Mỹ và một nhóm tình nguyện viên người Việt. Chuyến đi bộ mang tên "Hành trình cam".
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Doc Bernie Duff từng tham chiến ở chiến trường Việt Nam vào những năm 1967, làm nhiệm vụ quân y trong quân đội Mỹ. Trở về sau cuộc chiến, ông mang nỗi ám ảnh khôn nguôi chiến trường Việt Nam. Bản thân ông cũng trở thành một nạn nhân của chất độc da cam.

Chính điều đó đã thôi thúc ông trở lại Việt Nam. Trong một lần ghé thăm làng trẻ em Hòa Bình (TP.HCM), ông đã gặp Bảo Anh, một cô tình nguyện viên sôi nổi, nhiệt tình.

Hai con người, cùng một tấm lòng và ý tưởng về một chuyến đi xuyên Việt được hình thành.

Chuyến đi của lương tri

Xz7qmw1d.jpgPhóng to

Doc và một nạn nhân chất độc da cam

Nhật ký hành trình

Ngày 14-4...

Một bé trai dị tật bẩm sinh, cháu Lê Hoàng Hòa, sinh ra không có hậu môn, chiếc chân thừa lủng lẳng phía sau lưng khiến em phải mang một thân hình khổ sở...

Ngày 21-4...

Đoàn ghé thăm gia đình chị Nguyễn Dĩ Thuật, thôn 8, Tiễn Thọ, Tiễn Phước, Quảng Nam. Nhà chị Thuật có con gái Nguyễn Thị Lợi, đã bước sang tuổi một cô thiếu nữ mà chỉ nằm một chỗ, đầu to, mắt lồi hơn mức bình thường, nói ngọng nặng. Gia đình nghèo túng, đoàn gửi tặng gia đình chị 1 triệu đồng.

Ngày 5-5...

Em gái có cái tên rất đẹp Huỳnh Thị Hồng Thắm. Em mang di chứng da cam, đầu chẳng có một cọng tóc, phần ngoài bong vảy, hoại tử. Nhìn tấm thân em co giật từng cơn, liên tục cào cấu, quằn quại, chẳng ai cầm lòng được...

"Ban đầu kế hoạch đi bộ chỉ có Doc và Bảo Anh thôi, nhưng khi đưa lên blog thì không chỉ một mà có rất nhiều người muốn tham gia" - Bảo Anh cho biết.

Đó là Bob, một giám đốc về hưu xin tình nguyện tài trợ; là bà Joanne Margaret Simpson đang mang trong mình căn bệnh ung thư, cùng đi theo còn có hai con của bà, Dan và Jessica; có Michael Eddie Quick, một cựu tài xế xe hơi người Mỹ; hai bạn Phan Duy Phúc và Phan Thị Truyền, những người tình nguyện cũng quyết định đi theo để ghi lại hình ảnh của chuyến hành trình… Mọi nguồn tài trợ, ủng hộ đều được đoàn giữ lại để ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, còn kinh phí cho chuyến đi thì mọi người tự túc.

Ngày 5-4, đoàn hành trình gồm mười thành viên bắt đầu từ làng Hòa Bình cất bước lên đường. Kế hoạch là sẽ đi bộ suốt chiều dài đất nước trong hơn hai tháng, ghé thăm những vùng đất, thăm hỏi và giúp đỡ các gia đình nạn nhân chất độc da cam. Những hình ảnh về nạn nhân chất độc da cam được ghi lại dọc chuyến đi sẽ được chuyển tới giới chức Mỹ để góp thêm tiếng nói thực tế đau buồn về thân phận con người, đòi hỏi người Mỹ phải công nhận và chia sẻ về trách nhiệm mà họ đã gây ra.

Cuộc đi bộ dài ngày khiến ý chí con người bị thử thách ghê gớm. Nhưng những bước chân chậm rãi cứ dấn về phía trước. Đã có một, hai người bỏ cuộc vì tai nạn và không chịu đựng nổi…

Sáu tuần trôi qua. Hôm nay 18-5, họ đã vượt qua một chặng đường gần 1.300km để đặt chân đến huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nắng gió dọc cuộc hành trình đã khiến khuôn mặt ai cũng cháy đen, nhưng ai cũng tự tin, rắn rỏi. Họ dự kiến sẽ đặt chân đến làng Sen quê Bác ngay sinh nhật Người 19-5.

Những thước phim của lương tri

Theo suốt hành trình của đoàn là những bức ảnh, những thước phim ghi lại hình ảnh nạn nhân chất độc da cam. "Mình từng tiếp xúc với rất nhiều nạn nhân da cam nhưng những lúc ghé thăm các gia đình dọc hành trình, có những hoàn cảnh mà thậm chí Bảo Anh không dám tin đó là một sinh linh, chẳng ai có thể cầm lòng" - Bảo Anh tâm sự.

Gần 3.000 tấm ảnh, 27 cuộn phim và một bộ sưu tập "nỗi đau da cam" đủ cho người ta phải thêm một lần nữa sững sờ về một tội ác. Bảo Anh đưa tôi xem bức hình chụp một em bé ở Bình Thuận, ghi lại cơn co giật man dại của một sinh linh đòi hỏi một nhu cầu hết sức bình thường: được đi đại tiện. "Em bé đó không có hậu môn, phải dùng hậu môn giả, có đến ba chân, chẳng thể giao tiếp với bên ngoài" - Bảo Anh nói như khóc.

Lại có những thước phim ngắn ghi lại những giọt nước mắt đau xót tột cùng của những người cha, người mẹ chịu đựng nỗi đau, câm lặng để nuôi giọt máu của mình... Cạnh đó là bàn thờ những đứa con đã sinh ra nhưng chẳng được hưởng sự sống trong những ngôi nhà rách nát, xiêu vẹo.

"Những hình ảnh, những cuốn phim ghi lại sau chuyến đi sẽ được đoàn gửi đến các nhà chức trách Mỹ, các phương tiện truyền thông để vận động, ủng hộ và đòi lại công lý cho nạn nhân da cam Việt Nam" - anh Phan Duy Phúc cho biết.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên