Kéo theo một hệ lụy là mùi hôi thối xông lên mỗi khi trời nắng nóng (có thể là do lỗi thiết kế hoặc kỹ thuật khi thi công, nên tấm vách chắn ngang miệng cống không đủ ”kín”, để ngăn mùi khí cống thoát lên). Thậm chí có nhiều lỗ cống không có cả vách chắn.
Và mùa mưa hoặc khi triều cường, mùi hôi thối, rác rưởi cùng dòng nước cống đen ngòm, trào dâng lên đường phố.
Chống ngập bằng hầm thoát - trữ - thấm nước mưa là một giải pháp.
Hình vẽ minh họa của bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn |
Mục đích của hầm này là:
1/- Chống ngập tốt
2/- Tránh lún, sụt, động đất, đồng thời làm mát lòng đất, do bổ sung một khối lượng lớn nước mưa, cho mạch nước ngầm trong lòng đất.
3/- Không còn mùi hôi cống thối nữa. Do toàn bộ hệ thống cống nước thải đã được chôn ngầm dưới lòng đất.
4/- Thu giữ được nước mưa dùng để tưới cây xanh hay chữa lửa (theo hình dưới, lấy từ vị trí 17), hoặc được lắng, lọc sạch và khử trùng để làm tăng áp lực (thiết kế thêm nhiều vách ngăn, vị trí 4) cho hệ thống nước thủy cục của thành phố.
5/- Mặt đường không bị phá hủy do nước: ngập, ứ đọng.
6/- Quá trình thi công lắp đặt nhanh, lại không làm cản trở lưu thông (như làm các lô cốt) vì cấu kiện đã được tính toán (cả lưu lượng thoát nước, dung tích chứa), đúc chế sẵn, và được lắp đặt vào các hố vừa được móc đất ở một bên lề đường, giữa hai gốc cây xanh (phần lề bên kia làm hầm cáp điện ngầm) hoặc ngay dưới các tiểu đảo, dãy phân cách.
Một điểm cần phân tích là nếu làm vào ban đêm, sẽ không là áp lực cho giờ cao điểm, gây ùn tắc giao thông, nhưng, có thể làm phiền nhà dân ở khu vực thi công do tiếng ồn của máy đào đất. Nếu đào bằng tay thì đỡ ồn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động phổ thông nhưng tiến độ chậm.
7/- Với độ sâu, rộng tương ứng của các hố với hầm, mà không có mạch nước mọi ở vùng đất ngập do triều dâng, thì hầm thoát - thấm vẫn rất hiệu quả trong chống ngập…
Minh họa chi tiết cho hầm thoát - thấm nước mưa |
8/- Làm thành phố thêm đẹp, văn minh, an toàn và thân thiện với môi trường bởi trên hầm được tích hợp gồm các ghế đơn, đôi (vị trí 16) được bố trí dưới chân các cây dù (vị trí 1) bằng thép không rỉ hay nhôm hoặc nhựa compo, cho người che nắng, trú mưa có đèn năng lượng mặt trời ( vị trí 15) lắp ở đỉnh, mà thân dù ( vị trí 13) là thước báo mực nước (vị trí 14) trong hầm…
9/- Tăng cảm nhận rõ rệt về một mặt đường rộng thoáng do không có ngạch bậc lề đường. Thuận tiện cho mọi người đi lại, giao dịch với các nhà hai bên đường, cả bằng phương tiện lưu thông: xe đạp, mô-tô, xe gắn máy, ô-tô .
Mô tả cụ thể hầm thoát - trữ - thấm nước mưa
1. Hầm thoát - thấm: Do thành hầm có nhiều lỗ thoát nhỏ (vị trí 11) cùng lớp đá - sỏi bao quanh (vị trí 6). Lớp đá - sỏi càng rộng, lỗ thoát nhỏ càng nhiều, càng thuận lợi cho việc thấm thoát nhanh nước mưa vào lòng đất. Bề rộng tối thiểu của lớp (6): 20cm, để ngăn đất cát trôi ngược vào hầm.
Ngay từ sau khi lượng nước mưa vượt mức lưu nước để ngăn thoát mùi (Hố lắng: 7). Với hầm trữ nước, thì ngăn trữ (9) không lỗ thoát nước.
Các lỗ thoát - thấm được bố trí khi mức nước mưa đạt ngang đỉnh vách ngăn (4)
- Vì mỗi lần lắp đặt hầm là một lần khó, vì thế mác bê tông đúc hầm phải từ 300 trở lên… Lắp đặt cẩn trọng, đúng kỹ thuật…
- Cần phải thi công đồng thời với việc ngầm hóa toàn bộ hệ thống cống nước thải. Và nên thi công vào mùa khô.
- Cỡ đá, sỏi cần lớn hơn kích thước lỗ (11) một chút. Tỷ như: đá 1cmx2cm hợp với lỗ Ø10mm. Lỗ Ø20mm cho cỡ đá 2cmx3cm… Cỡ đá càng lớn càng giảm hiệu suất thoát - thấm nước
- Để thoát nước, chắn: rác, lá cây, làm vệ sinh hố lắng (7) … Vĩ lưới thép (2) cần dư lực chịu tải trọng động (xe con 5,7,..chỗ), khớp bản lề cần ráp ngược hàm khi đúc hầm cho chắc chắn để chống trộm.
- Với hầm trữ, có nhiều vách ngăn (4), nhiều hố lắng: Cứ trên mỗi ngăn hố lắng cần bố trí nắp hầm để tiện cho việc vệ sinh, giống như nắp hầm (12). Ngăn lắng đủ rộng để người làm vệ sinh, nếu hầm sâu cần lắp thêm bậc thang leo bằng vật liệu chống oxy hóa. Nếu không, thì dùng thang dây.
- Cản chắn (3) cần vững chắc, cao từ 40 đến 50cm và chịu được lực va chạm của xe có tải lớn.
- Vách chắn (5 và 4) không buộc phải cùng vật liệu với thành hầm. Với hầm trữ nước, vách (4) có thể làm bằng nhựa để giảm trọng lượng hầm, miễn sao thọ được với áp lực, nước mưa và phải kín.
- Lồng trong cột (13) là ống thủy tinh đoạn khe chỉ mức nước (14) hoặc đặt phốt nhựa ở chân cột bọc thanh (10) để chống thoát mùi hôi vào mùa khô.
- Mặt đường cần nghiêng về hướng đặt hầm để được tiện lợi cho việc thoát nước.
*Quy chế quản lý
- Cần ban hành quy chế quản lý, công khai các quy định và biện pháp chế tài. Kết hợp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân hợp tác với chính quyền sở tại, tích cực và chủ động thực hiện các biện pháp liên quan đến ý thức giữ gìn vệ sinh chung của mọi người ở khu vực.
- Cần bố trí lực lượng để ghi nhận và xử lý các cá nhân có hành vi làm nhiễm bẩn các hầm bằng hành động như: Đổ dầu nhớt thải, nước bẩn, rửa xe,…
Nơi nào không bố trí lực lượng dẫn tới để “sự cố xảy ra” thì lãnh đạo chính quyền địa phương sở tại hoặc lực lượng chức năng là người đầu tiên bỏ tiền túi ra làm sạch hầm bị làm bẩn (có chế độ phạt lũy tiến nếu kéo dài thời gian khắc phục hoặc lặp lại sai phạm).
Hiến kế chống ngập cho TP.HCM và các đô thị khác: - Bạn có sáng kiến gì trong việc giúp chống ngập? - Các đô thị khác nên rút ra những bài học gì để tránh rơi vào tình trạng ngập nặng như TP.HCM? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc bằng phần Ý kiến bạn đọc ngay bên dưới bài viết. TTO |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận